Với sự biến chuyển của công nghệ, Arena Multimedia mang đến một chương trình đào tạo mới nhằm thay đổi việc học, giúp các bạn trẻ tập trung chuyên sâu vào ngành nghề mà mình yêu thích. Graphic Design & Interactive Media và Animation, VFX & Gaming sẽ là hai chương trình đào tạo mới – sự kiện đánh dấu sự đột phá trong phương thức giảng dạy của Arena Multimedia. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ đến từ Thạc sĩ Vũ Anh Đức – CPO Aprotrain, đồng thời là Giám đốc Đào tạo của Hệ thống đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia và anh Đinh Trí Dũng – Brand Manager của Arena Multimedia để hiểu rõ hơn sự thay đổi này nhé!

Anh Đinh Trí Dũng:
Cảm nhận của anh về Arena Multimedia sau hai thập kỷ phát triển chương trình đào tạo là gì?

Thạc sĩ Vũ Anh Đức:
Sự phát triển của chương trình đào tạo tại Arena Multimedia là cả một quá trình. Điểm đặc biệt là cấu trúc bộ khung chương trình khá vững chắc, ngắn gọn, không rườm rà, các học kỳ có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy nên các lần thay đổi, update chương trình mới đều không làm xáo động nhiều trong hoạt động đào tạo. Đầu tiên khi Arena Multimedia vào Việt Nam những năm 2000s, chúng ta chú trọng nhiều vào phần Graphic Design. Bởi vì khi đó, các khái niệm về làm phim, làm game hoặc 3D vẫn còn là điều mới lạ. Gần như chương trình đào tạo sơ khai chỉ chuyên về Thiết kế đồ họa và Thiết kế Website. Học kỳ Làm phim và Hoạt hình cũng mang lại những sự hấp dẫn với một nhóm nhỏ các học viên yêu thích hai lĩnh vực này.

Đến khoảng thời gian 2014 – 2015, ngành game ở Việt Nam phát triển, rất nhiều công ty Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng về game. Vì vậy Arena Multimedia đã bổ sung thêm mảng Game vào học kỳ thứ III, biến học kỳ này trở nên “nặng đô” với hai lĩnh vực Filmmaking và Game Design với thời lượng giảng dạy nhiều hơn và chất lượng cao hơn.

Đến năm 2021, Arena Multimedia nhận ra rằng phải thay đổi nội dung kỳ II: Thiết kế Website vì thời điểm đó, app ứng dụng phát triển rất mạnh. Tên chương trình đã được thay đổi thành Digital Product Design (bao gồm cả Website và App). Chúng ta đã sử dụng phần mềm Figma, từ đó đã biến kỳ II trở thành một kỳ học “dễ thở” và mềm mại hơn rất nhiều. Không chỉ vậy, nhu cầu tuyển dụng về Thiết kế app và UX-UI rất cao nên sự thay đổi chương trình kỳ II của Arena Multimedia đã đem lại cân bằng cho nhu cầu nhân lực của thị trường lúc bấy giờ.

Năm 2022, do cần tập trung nâng cấp chất lượng về mảng Game và giảm tải thời lượng của một học kỳ (Film & Game) nên chương trình đào tạo được chuyển thành 5 học kỳ. Ngoài việc cập nhật những kiến thức, phần mềm thì Arena Multimedia còn cập nhật thêm những môn học bổ trợ giúp các bạn nâng cao kỹ năng và phù hợp với nhu cầu thị trường của Việt Nam.

Anh Đinh Trí Dũng:
Theo anh bề dày lịch sử 20 năm qua của Arena Multimedia tại Việt Nam, đã thể điều gì?

Thạc sĩ Vũ Anh Đức:
Để một đơn vị đào tạo nghề thiết kế ứng dụng có thể duy trì được 20 năm ở thị trường Việt Nam quả thực không dễ. Đây là một nghề luôn có sự biến đổi và thay đổi liên tục về mặt nội dung, công nghệ và thị trường ở Việt Nam, cũng như toàn cầu.

Anh Đinh Trí Dũng:
Đến năm nay là năm tôi thấy sự khác biệt và đột phá của Arena Multimedia. Đó là việc đưa vào một lúc hai chương trình, thứ nhất là chương trình Graphic Design & Interactive Media (GDIM). Thứ hai là chương trình Animation, VFX & Gaming (AVG). Nhìn tổng thể so sánh với lần cập nhật trước thì có thể đây là một sự thay đổi bước ngoặt lớn của chương trình đào tạo. Anh có thể giải thích cho các bạn trẻ hiểu được lý do của cái sự thay đổi này không?

Thạc sĩ Vũ Anh Đức:
Có một sự thật rằng: Ngành Thiết kế và Công nghệ thông tin là những ngành có sự thay đổi rất nhanh, một phần là do yêu cầu thị trường và đặc biệt là những ngành có áp dụng các phần mềm công nghệ ứng dụng ở tần suất cao. Các phần mềm và phần cứng (các thiết bị) là những thứ thay đổi cực nhanh và liên tục cải thiện do vậy kéo theo những sự thay đổi rất nhanh trong lĩnh vực thiết kế. Từ trước tới nay, Arena Multimedia chỉ giảng dạy một chương trình duy nhất AMSP ( chương trình học thiết kế truyền thông đa phương tiện), bởi chương trình AMSP phù hợp với hoàn cảnh của đất nước Việt Nam trong giai đoạn 2005-2020. Khi đó khái niệm thiết kế mỹ thuật truyền thông đa phương tiện còn quá mới, ngoài Arena triển khai chương trình này ra thì chưa có đơn vị tư nhân, hay các trường chính quy đào tạo (mới có mã ngành và được triển khai 6-7 năm trở lại đây) Khi đó nghề thiết kế ở Việt Nam chỉ quen thuộc với một số chuyên ngành như thiết kế đồ hoạ, thời trang, kiến trúc, nội thất, tạo dáng công nghiệp. Còn khái niệm thiết kế mỹ thuật đa phương tiện là một chuyên ngành khá mới, và Arena phải mất một thời gian dài để có thể giúp khách hàng dần hiểu chúng tôi đào tạo gì.

Tôi nghĩ rằng sứ mệnh của chương trình Arena Multimedia Specialist Program (AMSP) đã rất thành công. Với việc trang bị cho các bạn tổng quan kiến thức về đồ hoạ, thiết kế web/app , làm phim, game và 3D animation đã cung ứng cho thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ những năm 2004 đến bây giờ nguồn nhân sự cực kỳ lớn. Bởi thời kỳ này với việc được cập nhập phương pháp học nhanh, gọn, học chắt lọc từng kiến thức và kỹ năng đã giúp các bạn nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng trong giai đoạn này. Tuy nhiên thời gian gần đây, thị trường Việt Nam đòi hỏi những sản phẩm có yêu cầu khắt khe hơn về mỹ thuật và kỹ thuật bởi ngoài việc đáp ứng công việc trong nước thì những dự án mang tính toàn cầu, đa quốc gia đều có những yêu cầu chất lượng rất khắt khe. Ví dụ như nền điện ảnh Việt Nam ngày càng yêu cầu nâng cao chất lượng hình ảnh và kĩ xảo cao hơn để cạnh tranh với các tác phẩm trong và ngoài nước và đặc biệt có thể sản xuất nhiều thể loại phim tiếp cận tới nhiều tập khách hàng hơn. Các sản phẩm về đồ họa, bao bì tem, nhãn hiệu và thương hiệu cũng đòi hỏi sự mới mẻ đổi mới, phá cách ấn tượng hơn trước rất nhiều. Hai chương trình mới giúp giải quyết những vấn đề mà doanh nghiệp và thị trường cần. Việc học và đào tạo sẽ tập trung hơn, chuyên sâu hơn với việc định hướng nghề và học tập nghề với thời gian dài hơn và học đúng chuyên ngành hơn.

Trải qua từng giai đoạn lên xuống của nghề thiết kế, biến động về thị trường, Arena vẫn luôn thay đổi, điều chỉnh để đồng hành với thị trường và môi trường ở Việt Nam. Với việc liên tục cung cấp cho thị trường lao động Việt Nam và được sự tin tưởng từ các đối tác tuyển dụng trong một thời gian qua, Arena Multimedia đã và đang là một thương hiệu uy tín trong lĩnh vực đào tạo nghề thiết kế ứng dụng ở Việt Nam.

Anh Đinh Trí Dũng:
Anh nghĩ sao về kỳ I cũng như một số điểm của các kỳ khác của chương trình Arena Multimedia? Nhiều bạn trẻ nói rằng đây là một kỳ học hấp dẫn và khởi nguồn cho dòng chảy kiến thức về sau.

Thạc sĩ Vũ Anh Đức:
Kỳ I của chương trình đào tạo gốc của Ấn Độ chỉ có vỏn vẹn 6 tháng tập trung vào đào tạo công cụ phần mềm, nhưng tại Việt Nam Arena Multimedia đã có những điều chỉnh phù hợp và cần thiết, như thêm thời gian học cho những môn học nền tảng về thẩm mỹ và tư duy sáng tạo (Mỹ thuật cơ bản, nguyên lý thị giác). Mục đích vừa để các bạn có thời gian làm quen với nhau cũng như hiểu được những giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ là nền tảng để sáng tạo ra sản phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Kỳ I là kỳ xây dựng nền tảng vì vậy ngoài việc học kiến thức chuyên môn (lý thuyết) và kỹ năng ( thực hành) theo chương trình Ấn Độ, ngoài ra chúng tôi phải duy trì được năng lượng học tích cực của các bạn học viên, xây dựng được cách duy trì việc học đúng và cách để thu nạp tri thức sống.

Và cuối cùng việc đưa ra các bài tập và đồ án cuối kỳ với độ thử thách cao là bước cuối cùng giúp các bạn trưởng thành hơn, biết làm việc cùng nhau, biết trao đổi, biết cùng nhau hoàn thành dự án và biết cách chấp nhận bản thân. Việc bảo vệ trong 1 lớp cũng giúp các bạn có được cái nhìn khách quan giữa các nhóm học trong lớp và học tập lẫn nhau hiệu quả.

Chúng tôi tin rằng, việc tin tưởng học viên và đưa ra những đề bài mở để khơi gợi cho các bạn cảm hứng, sự thích thú là trách nhiệm của mình. Đây là một điều rất quan trọng, việc đặt niềm tin lớn lao vào học viên, luôn bên cạnh để nâng đỡ và dìu dắt khi cần thiết, đưa ra chuẩn mực chất lượng cao và đảm bảo “thước đo” chất lượng (đồ án) ổn định đã góp phần tạo nên một mặt bằng chất lượng cao và ổn định trong nhiều năm tại Arena.

Anh Đinh Trí Dũng:
Liệu các bạn có định hướng rõ ràng trong việc lựa chọn Graphic Design & Interactive Media hoặc Animation, VFX & Gaming không?

Thạc sĩ Vũ Anh Đức:
Đó là điều quan trọng để Arena Multimedia quyết định thay đổi chương trình học lần này. Các bạn trẻ GenZ rất thông minh và tự chủ trong việc lựa chọn ngành nghề yêu thích. Những năm gần đây, các bạn đều tự dành thời gian để tập trung đến ngành nghề mà bạn yêu thích, bố mẹ cũng không can thiệp nhiều về việc chọn nghề cho con. Trước kia, khi được hỏi: Design là gì? Các bạn còn băn khoăn và chưa hiểu. Nhưng tới thời điểm hiện tại, lớp trẻ đã có thể định nghĩa một cách dễ dàng. Mặt khác, chương trình mới cũng giúp các bạn trẻ có thể chọn đúng hướng mà mình định theo hơn qua đó cũng giúp các bạn tiết kiệm được thời gian học hơn, dành thời gian vào những gì cần thiết với một chuyên ngành hơn. Qua đó tạo cho các bạn một nền tảng vững chắc và hiệu quả hơn sau khi tốt nghiệp các khoá học.

Anh Đinh Trí Dũng:
Theo tôi được biết, chương trình mới đã mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu và chuẩn bị. Vậy những người trong cộng đồng Sáng tạo hay những chuyên gia nhiều kinh nghiệm, họ đã nhận xét như thế nào về chương trình này?

Thạc sĩ Vũ Anh Đức:
Trước khi trao đổi với những chuyên gia biên tập chương trình Ấn Độ, thì tôi đã dành thời gian để trao đổi với các thầy, chuyên gia và đặc biệt những doanh nghiệp tuyển dụng trong một thời gian. Gần như tôi đều nhận được những ý kiến, góp ý, đóng góp và ủng hộ về việc xây dựng hai chương trình mới lần này. Các đối tác tuyển dụng đều mong muốn khi tuyển vào thì các bạn có một nền tảng vững vàng với nghề hơn, yêu cầu tính chuyên môn cao hơn (càng công ty to thì càng yêu cầu chuyên môn hoá cao), ngoài ra thì cũng có yêu cầu thêm về đào tạo những công nghệ mới và yêu cầu thẩm mỹ cao hơn. Những vấn đề đó khó có thể giải quyết ở chương trình cũ do thời gian có hạn không cho phép triển khai. Các ý kiến đóng góp từ phía giảng viên các trung tâm Arena ở Hà Nội và TP.HCM cũng rất quan trọng, việc được sự ủng hộ và tích cực xây dựng cũng giúp cho việc triển khai chương trình nhanh hơn dự kiến. Cuối cùng việc trao đổi làm việc với Bộ phận Nghiên cứu chương trình của tập đoàn Aptech (Ấn Độ) cũng rất thuận lợi, do Ấn Độ có những nét tương đồng về thị trường lao động, và bản thân họ cũng luôn có sự thay đổi trước Việt Nam tầm 3-5 năm, nên với những yêu cầu thay đổi lần này họ cũng có sẵn các chương trình phù hợp , chỉ hiệu chỉnh đôi chút cho phù hợp với thị trường Việt Nam. Với tất cả sự thận trọng và trân trọng người học, tôi cũng như các cộng sự tin rằng sự đổi mới lần này là cần thiết cho ngành nghề thiết kế ở Việt Nam.

Anh Đinh Trí Dũng:
Yếu tố về dân gian văn hóa truyền thống là một trong những chất liệu được khai thác rất nhiều trong các sản phẩm về giải trí. Liệu đó có phải là một trong những yếu tố mà chương trình đào tạo mới của Arena Multimedia hướng tới?

Thạc sĩ Vũ Anh Đức:
Arena Multimedia luôn luôn hướng đến vai trò của nghề thiết kế trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống, văn hoá, bản sắc dân tộc Việt bằng những kỹ năng, tư duy, cách thể hiện ứng dụng mới mẻ nhất.

Sáng tạo và thẩm mỹ là hai yếu tố mà Designer hiện nay cần phải trau dồi và thường là những giá trị cốt lõi của một người designer. Hai yếu tố đó tuy trừu tượng nhưng đều có phương pháp, và cách thức để cải thiện được nó, và cả hai đều cần thời gian. Việc học, việc nghiên cứu, việc nâng cao tri thức thì không thể đốt cháy giai đoạn được. Các bạn cần thời gian để tìm hiểu văn hoá dân gian, hiểu đất nước mình, hiểu bản thân mình, hiểu thế giới và rất nhiều kỹ năng khác nữa. Chương trình mới ở phần kỳ I sẽ dành phần lớn thời gian để các bạn có thể nắm được phương pháp để học và nâng cấp được năng lực thẩm mỹ và sáng tạo thông qua các bài tập, đồ án và các buổi hội thảo. Ở đó ngoài chương trình học thì việc xây dựng được môi trường học thân thiện, học tập lẫn nhau là những yếu tố quan trọng mà chúng tôi hướng đến.

Anh Đinh Trí Dũng:
Bí quyết nào để Arena Multimedia luôn có thể duy trì chất lượng đào tạo ngày càng nâng cao chuẩn mực chất lượng lên cao hơn nữa qua thời gian? Và hai chương trình mới này có phương pháp đặc biệt nào hay không?

Thạc sĩ Vũ Anh Đức:
Muốn xây dựng chương trình mới thành công còn đòi hỏi về phương pháp đào tạo. Tôi luôn chia việc học thành ba phần: Kỹ năng sử dụng phần mềm, công nghệ (skill)- kiến thức chuyên môn – kiến thức xã hội, lịch sử, chính trị,… Việc luôn hướng người học hiểu được việc phát triển có trình tự, nền tảng và duy trì được niềm vui khi học, khi làm bài tập rất quan trọng.

Đây là những điều mà Arena Multimedia đã làm từ lúc hình thành và tôi hy vọng chương trình mới sẽ có thêm nhiều thời gian để các bạn có thể phát triển tốt hơn. Ngoài ra việc tiếp tục duy trì việc học offline rất quan trọng trong thời điểm này. Học trực tiếp trên lớp sẽ mang đến cho người học nghề thiết kế nhiều lợi ích hơn học online. Tuy học online bây giờ rất tiện và có sẵn các kênh học rất đa dạng từ cơ bản đến nâng cao, nhưng mô hình đó không dành cho đám đông đặc biệt những người mới bước chân vào nghề. Việc học trực tiếp sẽ giúp cho người học duy trì được môi trường học và từ đó giúp các bạn phát triển nhanh hơn. Việc thường xuyên trao đổi, tranh luận và lắng nghe nhận xét bài trên lớp không những giúp các bạn tránh được những lỗi mắc phải, học những điều hay của nhau và giúp cho việc đánh giá sản phẩm được khách quan hơn,… Học viên sẽ biết cảm nhận về sản phẩm của mình đang ở mức độ nào và nâng cao các kỹ năng mềm cho các bạn như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phân tích logic,… những kỹ năng này không thể tự học một mình được mà cần phải có môi trường thích hợp.

Anh Đinh Trí Dũng:
Đội ngũ giảng viên Arena Multimedia đã chuẩn bị như thế nào để sẵn sàng cho sự đột phá về chương trình đào tạo mới?

Thạc sĩ Vũ Anh Đức:
Khi xây dựng chương trình đào tạo mới, tôi và đội ngũ giảng viên đã có những quan điểm tương đồng. Tôi rất vui khi thấy được sự hào hứng của đội ngũ trong việc thay đổi lần này. Đặc biệt, các thầy cô đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng, phát triển hệ thống bài giảng, xây dựng từng môn học, thời lượng và yêu cầu cuối môn sao cho phù hợp. Có được đội ngũ giảng viên hỗ trợ cùng với chương trình đào tạo cơ bản của Ấn Độ thì tôi nghĩ rằng những môn học đó sẽ hợp lý và hiệu quả hơn đối với thị trường bản địa.

Anh Đinh Trí Dũng:
Các bạn đang theo học chương trình AMSP liệu có cần chuyển dịch hay vẫn tiếp tục hoàn thành nốt chương trình cũ?

Thạc sĩ Vũ Anh Đức:
Những bạn đã đăng ký theo chương trình cũ thì yên tâm hoàn thành chương trình đã chọn, và khi hoàn thành chương trình vẫn nhận được bằng cấp từ phía Ấn Độ cấp như đã cam kết. Ngoài ra đối với những bạn muốn học thêm những phần học ở chương trình mới cũng sẽ được tạo điều kiện học và lấy chứng chỉ sau khi hoàn thành kỳ học.
Anh Đinh Trí Dũng:
Chúng ta có thể nhìn thấy rằng chương trình đào tạo sẽ được chia thành hai dòng sản phẩm tương đối rõ ràng. Một bên dùng để phục vụ cho thiết kế truyền thông và thương mại, cái còn lại thiên về giải trí nhiều hơn. Vậy chương trình đào tạo mới trang bị cho học viên những kỹ năng gì? Làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu mới của thị trường đang có sự biến động?

Thạc sĩ Vũ Anh Đức:
Chương trình cũ vẫn hoạt động tốt. Bởi vì nó dạy rất nhiều kỹ năng nhưng vẫn bổ ích cho các chuyên ngành về truyền thông giải trí. Dẫn chứng đó là: Hơn 70% học viên Arena Multimedia ra trường, họ vẫn tìm được việc làm. Tôi nghĩ chúng ta phải chủ động thay đổi trước để đem lại những trải nghiệm tốt và lợi ích sâu sắc hơn dành cho khách hàng, mang về giá trị bền vững hơn và phù hợp trên thị trường.

Chương trình về Graphic Design & Interactive Media cơ bản sẽ giống kỳ I, kỳ II và thêm một phần của kỳ III (Filmmaking) của AMSP. Kỳ I chương trình mới (GDIM) sẽ kéo dài hơn, tức là học phần nền tảng vững hơn để nâng cao thẩm mỹ và sáng tạo của các bạn. Đến phần UI-UX Arena sẽ đưa vào những công nghệ mới, ví dụ như có thể dùng AI để phân tích dữ liệu và từ đó để mình đưa ra những giá trị phù hợp với khách hàng. Nội dung đào tạo về Motion Graphic vẫn liên quan đến hình ảnh, chuyển động đồ họa; không chỉ làm phim hoạt hình 2D mà còn là hình hiệu cho những kênh truyền hình hay TVC quảng cáo. Với sức mạnh của 2D và phần mềm hỗ trợ Motion Graphic – 2D Animation, tôi nghĩ nó sẽ giúp ích cho việc truyền thông và đưa đồ họa đến đa nền tảng hơn, hiệu quả hơn so với bây giờ.

Thêm một chương trình nữa đó là Animation, VFX & Gaming (AVG) thì như bạn thấy sẽ có 3 chuyên ngành trong một khóa học 2 năm, tôi rất kỳ vọng cho chương trình này. Vậy chương trình mới (Animation, VFX & Gaming – AVG) là gì? Kỳ I của chương trình này (Pre-Production for Animation & Games) không hoàn toàn giống kỳ III của chương trình cũ mà sẽ đưa vào một số kiến thức nền tảng cho phần làm Game và VFX. Học viên vẫn học về làm Phim kỹ thuật số, nhưng chương trình AVG sẽ đưa vào một số môn ví dụ như: Anatomy hay Concept về game; tận dụng sức mạnh của AI để ứng dụng nhiều hơn vào khâu chuẩn bị. Từ tiền đề đó, các bạn có thể triển khai và phát triển tiếp dựa trên những ý tưởng của mình. Kỳ II ((3D Art and Design for Animation, Games & VFX), bạn vẫn sẽ được học chuyên sâu về vẽ, tạo hình nhân vật, làm vật liệu, điêu khắc ứng dụng không chỉ cho phim mà còn cho game,… Chương trình sẽ có những bài giảng liên quan nhiều hơn về giải phẫu học hay những môn học về nặn tượng 3D. Học xong kỳ III (Advanced 3D Art for Animation, Games & VFX) với các kiến thức về chuyển động 3D, kỹ xảo cơ bản, bước sang kỳ IV học viên sẽ có hai lựa chọn: bạn có thể chuyển sang một hướng học liên quan đến Game tương tác (học kỳ 4A – Real Time 3D & Game Art) hoặc VFX (học kỳ 4B – Visual Effects for Animation & Film). Tất nhiên, khi bạn học xong chương trình này, bạn hoàn toàn có thể đăng ký học thêm khóa học còn lại.

Anh Đinh Trí Dũng:
Theo anh, chương trình mới có thể đáp ứng nhu cầu công việc của các bạn học viên được không?

Thạc sĩ Vũ Anh Đức:
Nó sẽ phù hợp với thời đại hơn và đòi hỏi năng lực học viên cần cao hơn. Khoảng thời gian trước, chất lượng đồ án giữa các kỳ của cùng một học viên có thể không được tốt đều chúng ta có thể thông cảm bởi vì có những môn học thực sự không phải là định hướng của các bạn. Nhưng tới thời điểm hiện tại, bạn cần cố gắng làm tốt ở mọi phương diện vì chương trình đã có sự thay đổi nhằm phù hợp với nhu cầu của thị trường và lựa chọn của bạn. Trong chương trình mới, chúng tôi đem tới sự logic và lộ trình phát triển kiến thức có sự liên quan với nhau.

Anh Đinh Trí Dũng:
Anh có theo dõi hành trình nghề nghiệp của các cựu viên của Arena Multimedia không?

Thạc sĩ Vũ Anh Đức:
Có chứ, tôi cảm thấy rất may mắn được biết và giữ liên hệ thường xuyên với các bạn học viên. Thỉnh thoảng trong một thời điểm tôi lại bắt gặp cái tên quen thuộc và gương mặt quen thuộc ở một sản phẩm, dự án nào đó, thực sự tôi thấy rất vui và mừng cho các em đã trưởng thành hơn trên con đường các em đã chọn. Ví dụ như bạn Hoàng Đăng vừa rồi hợp tác cùng Phương Vũ trong nhiều sản phẩm gây tiếng vang. Hay những bạn làm công ty nước ngoài như bạn Phùng Hợp của Garena, Hồng Giang ở Koei Tecmo,… Tôi thấy vui vì nhiều bạn học viên sau khi ra trường vẫn đang theo nghề bằng tất cả sự hạnh phúc và đam mê của chính mình.

Anh Đinh Trí Dũng:
Theo anh, lý do nào khiến các bạn một số cưụ học viên của Arena Multimedia  ngày nay thành công trong ngành thiết kế về giải trí (Entertainment Design), mặc dù họ không không được đào tạo quá chuyên sâu mà họ ra trường với tầm bằng Multimedia? Chúng ta có thể kể đến Minh Nhật (Art Director của Sparx*, Trần Chí Linh (VFX Artist của Cyclo hay Nguyễn Trương Kiên (VFX Supervisor của Zodiac II),…?

Thạc sĩ Vũ Anh Đức:
Quan trọng là phải có hai yếu tố: Đầu tiên là các bạn cần có một nền tảng tốt về đồ họa, hình ảnh, màu sắc, nhịp điệu. Điều thứ hai đó là sự may mắn, sự cầu thị và ham học hỏi của các bạn trong lĩnh vực đó. Ví dụ như Chí Linh – một bạn cựu học viên có đam mê về VFX. Từ lúc học, bạn đã thể hiện với tất cả mọi người rằng bạn có đam mê với hiệu ứng hình ảnh, Linh đã minh chứng qua các bài đồ án ấn tượng với việc đầu tư thêm phần hiệu ứng lớn hơn các bạn cùng khoá. Đây chính là tiền đề để mang đến cho Chí Linh cơ hội việc làm tốt từ lúc đi làm đến thời điểm này.

Việc được trang bị nhiều kiến thức nền và kỹ năng cũng giúp cho nhiều bạn (chưa xác định được sở trường) tìm ra được chuyên ngành mà mình thích, và phù hợp. Từ đó giúp cho người học đầu tư học và nghiên cứu thêm, và tìm kiếm cơ hội việc làm qua các buổi hội thảo, thực tập tại Arena. Theo tôi đánh giá may mắn thì ai cũng sẽ gặp, nhưng để chuẩn bị sao cho nắm bắt cơ hội, thời điểm tốt nhất thì phải trang bị đủ cơ sở, đủ kiến thức, kỹ năng và một thái độ sống tốt thì những bạn đó hay gặp “may mắn” hơn.

Anh Đinh Trí Dũng:
Anh nhận định như thế nào về tương lai của ngành giải trí sáng tạo và vai trò của công nghệ trong ngành này?

Thạc sĩ Vũ Anh Đức:
Ngành Mỹ thuật Đa phương tiện sẽ còn phát triển không ngừng và nhiều tiềm năng trong tương lai. Vậy nên, nó sẽ thay đổi rất nhanh và khó đoán. Những ngày gần đây, bạn có thể thấy rằng nhiều công nghệ được đầu tư và phát triển trên diện rộng. Chúng ta chỉ có thể thích nghi thì mới có thể làm chủ được công nghệ và không bị công nghệ thay thế.

Với chương trình đào tạo mới của Arena Multimedia, chúng tôi sẽ giúp bạn thu nạp những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành mà bạn yêu thích, xây dựng một hành trang sự nghiệp vững chắc, tạo nền tảng tốt để các bạn có thể đi xa và liên tục nâng cấp trong nghề. Đừng lo nếu bạn vẫn còn mơ hồ về định hướng bản thân, Arena Multimedia sẽ giúp bạn thay đổi và nâng tầm ước mơ của chính mình. Chúng tôi hy vọng rằng các bạn sẽ đón nhận 2 chương trình mới (Graphic Design & Interactive Media và Animation, VFX & Gaming) của Arena Multimedia trong thời gian tới.

Giới thiệu Thạc sĩ Vũ Anh Đức – Giám đốc Đào tạo Arena Multimedia

Năm 2007, thầy Vũ Anh Đức tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật – Điện ảnh tại ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội và là Thạc sĩ loại ưu tại Monash University (Australia) chuyên ngành Multimedia Design. Từ chối suất học bổng làm luận án Tiến sĩ tại Monash University và trở về Việt Nam, thầy mang theo kinh nghiệm giáo dục tiên tiến của thế giới đến với Arena Multimedia, nâng vị thế của ngôi trường đào tạo thiết kế chuẩn quốc tế này lên một tầm vóc mới.

Phỏng vấn: Mike D
Bài viết: Tùng Dương
Thiết kế: Hữu Tùng