Sáng ngày 15/08/2015, tại 212-214 Nguyễn Đình Chiểu, Q. 3, TP HCM, Arena Multimedia đã tổ chức hội thảo chuyên đề “3D Animation NOW – Thế giới nghề nghiệp rộng mở”. Được làm Nghệ sĩ 3D (3D Artist) là một bước tiến thân đỉnh cao mà các designers luôn khao khát, một lĩnh vực vô cùng “màu mỡ” khi chạm vào.
Trong thế giới giải trí ngày nay, công nghệ 3D đã trở thành công cụ đắc lực, góp phần không nhỏ đến sự thành công của các tác phẩm điện ảnh đình đám như: Pacific Rim, Ninja Turtle, Transformer, Minions, Igor, Mickeys, Fate Stay Night… Nếu thiếu đi nhân vật robot, những chú rùa Ninja, hay những hình hoạt đều diễn trên 2D đơn điệu thì sẽ không có những pha hành động lôi cuốn, nhân vật sinh động, tếu táo, những thước phim khiến người xem phải cười ồ vì thích thú. Đó là một trong những minh chứng về tầm quan trọng của công nghệ 3D trong giải trí hiện đại.
Song song với sự phát triển của lĩnh vực 3D, nhu cầu tìm hiểu, theo học và tuyển dụng về nghề thiết kế hoạt hình 3D cũng dần tăng cao. Giải đáp những nhu cầu trên, hội thảo “3D Animation NOW – Thế giới nghề nghiệp rộng” mở đã tháo gỡ nút thắt cho các bạn trẻ đam mê hoạt hình và muốn tiến thân vào ngành nghề.
Những nhân vật chính trong buổi Hội thảo (từ trái sang phải): Ông Nguyễn Thành Tâm, bạn Đinh Ngọc Nhật Vy, bạn Nguyễn Minh Nhật, thầy Nguyễn Xuân Minh và thầy Nguyễn Phạm Phi Vân.
Đông đảo các bạn trẻ, những người yêu thích công nghệ 3D đến tham dự Hội thảo để tìm hiểu sâu hơn về ngành.
Tổng quan về thị trường làm phim hoạt hình của thế giới, các công ty phát hành lớn tại Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn Quốc thường xuyên “outsource” dự án cho các công ty khác thực thi sản phẩm dựa theo ý tưởng kịch bản ban đầu. Tại các studio lớn như SPARX, Digital Works, quy trình thiết kế một sản phẩm 3D gồm 4 khâu: Modeling, Layout, Animation và Render & Lighting; mỗi người chịu trách nhiệm từng khâu riêng biệt, đòi hỏi designer phải có kỹ năng, yếu tố mỹ học, kiến thức nhất định để chuyên trách. Trong hội thảo lần này, Arena đã mang đến cái nhìn rõ nét và giải đáp những trăn trở về mảng diễn hoạt và dựng hình 3D.
Dựng hình 3D – Tạo dựng diện mạo cho các nhân vật hoạt hình
Nghệ sĩ dựng hình 3D là người nắn nót cho từng nhân vật – đứa con tinh thần của mình. Dựa trên kịch bản và yêu cầu ban đầu của nhà phát hành, người nghệ sĩ 3D phải dựng hình nhân vật (Modeling) làm sao phù hợp từ tuổi tác, kích thước, màu sắc, tính cách đặc trưng (hiền lành, ngây ngô, thô bạo…). Đó là nguyên nhân vì sao chuột Jerry có thân hình nhỏ nhắn, tinh ranh, chú mèo Tom lại khờ khạo, lười nhát.
Thầy Nguyễn Xuân Minh (Giảng viên Modeling tại Arena Multimedia & Leader Modeling tại Virtous-Sparx) chia sẻ về kỹ thuật dựng hình 3D
Như thầy Xuân Minh chia sẻ. “Để nắn được nhân vật, người nghệ sĩ phải thông thạo lý thuyết 2D và vẽ hoạt hình. Ứng dụng những kiến thức ấy vào phần mềm, cộng thêm các kỹ thuật tạo hình như: vẽ đường cong, tạo surface, làm trơn, ghép khối… các chuyên gia biến hóa nhân vật, cường điệu hóa chi tiết, tạo nên nét duyên và chất riêng như Minions, Mickey’s, Ninja Turtle…”
Thầy Minh dựng hình nhân vật 3D ngay tại hội thảo khiến khán giả vô cùng thích thú
Diễn hoạt 3D – Thổi hồn sống cho nhân vật
Sản sinh ra các nhân vật hoạt hình 3D là công việc không hề đơn giản, nhưng để các nhân vật ấy chuyển động linh hoạt, tinh tế, có cảm xúc cũng lắm công phu. Người dựng hình nhân vật (Animator) phải nắm rõ về lý thuyết 2D, kỹ thuật vẽ hoạt hình, tư duy phân tích, khả năng cảm nhận và hơn hết là không… ngại diễn?!
Thầy Phi Vân, Trưởng Bộ môn 3D Animation tại Arena Multimedia, Chỉ đạo Diễn hoạt 3D tại Digital Works Việt Nam sẽ đưa ra cái nhìn rõ hơn về mảng Animation
Từng làm việc với các công ty tầm cỡ và các sản phẩm đình đám, thầy Phi Vân chia sẻ thêm bí mật về nghề: “Để tạo nên nhân vật hoạt hình phi thực tế, chẳng hạn như Minions, Animator phải sáng tạo, hình tượng hóa nhân vật, từ cách nói năng, đi đứng, đến điệu bộ, tất cả được diễn hoạt lại bằng hình ảnh. Nhưng để thuyết phục nhà sản xuất, Animator phải diễn lại từng động tác, từng hành động của nhân vật. Điều đó lý giải vì sao bạn cần phải dạn dĩ để thể hiện những điều bạn tâm đắc về nhân vật của mình.”
Không ít bạn trẻ băn khoăn, liệu năng khiếu vẽ có phải yêu cầu tiên quyết đối với ngành 3D?
Theo Thầy, mặt bằng chung ngành 3D tại các công ty chuyên nghiệp, có đến 90{b4d7861bc4ace284223a290b44341f7c57539798d7460e71679da0aaf3462b93} những người làm Modeling đều không tham gia vào mảng Animation. Công việc tách biệt với nhau khá nhiều giữa người dựng hình và diễn hoạt. Điều này đồng nghĩa, nếu bạn có năng khiếu vẽ 2D, phát thảo hình ảnh tốt, có mắt mỹ thuật thì sẽ chuyên tâm vào công việc dựng hình 3D. Nhưng nếu bạn có kỹ năng 3D tốt, diễn xuất đạt như đã đề cập ở trên, thì có thể đi theo con đường diễn hoạt Animation. Tuy nhiên, bạn vẫn phải nắm rõ cả quy trình vì các khâu liên kết chặt chẽ và lô-gic với nhau.
Tài năng Việt và các sản phẩm 3D đình đám
Có thể nói, Việt Nam là xưởng dựng hoạt 3D mà các nhà phát hành nước ngoài săn đón bởi lợi thế về chất lượng hình ảnh ngang bằng với các chuyên gia quốc tế, mà chi phí lại thấp hơn các quốc gia khác. Minh chứng cho điều đó, các bạn trẻ, cựu học viên Arena, đại diện lớp chuyên gia 3D trẻ, từng tham gia vào các tác phẩm đình đám đã có những chia sẻ vô cùng chân thật về nghề.
Bạn Nguyễn Minh Nhật, cựu học viên Arena, hiện là Chuyên gia Modeling, Texturing và VFX tại SPARX Việt Nam.
Từng tham gia thực hiện các tác phẩm điện ảnh đình đám thế giới: Avengers, Pacific Rim, Ninja Turtle, Transformer…, Nhật hào hứng kể về những ngày chạm tay vào thế giới hoạt hình 3D. Trước sự ngỡ ngàng của khán giả, Nhật trình diễn hàng loạt các cảnh quay trong các bộ phim mà bạn tham gia: “Hơn 80{b4d7861bc4ace284223a290b44341f7c57539798d7460e71679da0aaf3462b93} những nhân vật chính trong phim Avengers được thực hiện tại SPARX Việt Nam. Cũng như đối với phim Ninja Turtle, hình ảnh 4 nhân vật chính, các tòa nhà, mặt đất, xe cộ, bảng quảng cáo, ốc vít… đều do các nghệ sĩ 3D Việt Nam thực hiện trong vòng từ 6 – 12 tháng. Khâu model chiếm từ 2 – 3 tháng, thời gian còn lại là để texture từng chi tiết nhỏ như phần gỉ sét của đinh vít, những mảnh kính vỡ của tòa nhà…”
Bên cạnh công nghệ 3D trong điện ảnh, thật quá thiếu sót nếu không nhắc đến công nghệ 3D trong lĩnh vực Games. Chia sẻ về vấn đề này, bạn Đinh Ngọc Nhật Vy, cựu học viên Arena, hiện là Chuyên gia Animator tại ColorClub, trước đây từng có thời gian dài cộng tác với Digital Works đã có chia sẻ:
Nhật Vy từng tham gia thực hiện các dự án: Kingdom Heart, Cùng là dũng sĩ – Fristi, Fate Stay Night…
“Gần 3 năm làm dựng hình nhân vật Games, Hoạt hình, Nhật Vy nhận thấy điều quan trọng nhất của Animator đó là sự tinh tế. Từng cái nháy mắt, nụ cười, cử động nhỏ cũng cần phải toát lên cá tính đặc thù của từng nhân vật. Chẳng hạn trong games, với nhân vật chiến đấu, nhân vật cần sắc nét, hành động mạnh mẽ, dứt khoác mới thể hiện hết khí chất của mình. Nhưng để hiểu được như vậy, bạn cần phải có thời gian dài trải nghiệm, so sánh, phân tích, có cái nhìn tổng quan về hành động, cử chỉ mới có thể thổi hồn vào nhân vật được.”
Điểm lại vào đầu năm 2013, hội thảo “3D Animation – Hình dáng của tương lai” do Arena Multimedia tổ chức đã có những trầm trồ, xuýt xoa khi xem các sản phẩm 3D đầu tay của các sinh viên Việt Nam. Nhưng kèm theo đó là tiếc nuối về việc không có đầu ra cụ thể, hay sự chới với khi nghĩ đến thách thức phải tự thương mại hoá các bộ phim của mình. Cùng những dẫn chứng về lát cắt hiện tại của công nghệ 3D với vô vàng những điều còn bỏ ngỏ đang dần được khai thác tại hội thảo lần này. Đã có một câu hỏi rất hay về ngành mà giới trẻ rất băn khoăn…
Vì sao VN có rất nhiều chuyên gia 3D giỏi nhưng điện ảnh VN lại không tận dụng và ứng dụng vào tác phẩm? – bạn Trịnh chia sẻ
Đứng dưới góc nhìn của người làm việc lâu năm trong nghề, thầy Phi Vân cho rằng: “Thị trường hoạt hình tại Việt Nam vẫn chưa được khai phá. Đây là điều trăn trở của nhiều chuyên gia trong ngành. Đã từng có những ý tưởng đầy tâm huyết, những dự án chất lượng nhưng vấn đề ở đây là kinh phí đầu tư và tầm nhìn kinh doanh. Làm phim hoạt hình không thể thử như các thể loại khác được, cần phải có mục đích kinh doanh vì cần rất nhiều vốn đầu tư, kinh phí. Chưa ai dám đầu tư cho một lĩnh vực có nhiều rủi ro cả. Nhưng đây vẫn là câu trả lời còn bỏ ngỏ, vì tôi tin vào những ai đang đặt dấu chấm hỏi cho ngành 3D.”
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, có thể thấy cơ hội ứng dụng 3D rất lớn và thế giới nghề nghiệp rộng mở cho giới trẻ trong 4 lĩnh vực chính là làm Games, Kỹ xảo cho phim quảng cáo, Diễn hoạ Nội thất và đặc biệt là làm phim hoạt hình 3D. Thầy Phi Vân chia sẻ thêm: “4 lĩnh vực này thu hút lương nhân lực rất lớn. Có những studio nước ngoài với quy mô hàng trăm, hàng nghìn nghệ sĩ 3D như GameLoft, Sparx, Digital Works, Glass Egg, VinaGame,… Nên các bạn trẻ có thể cứ yên tâm làm cho “Tây” để tích luỹ kinh nghiệm. Sau một số năm, đã có những nhóm nhỏ lập công ty riêng và nhận thầu lại một số công đoạn việc từ các studios lớn. Một hình thức làm việc đặc biệt được ưa thích với các nghệ sĩ 3D là Freelance (nghề tự do). Các bạn có thể nhận thêm việc từ nhiều nhóm, công ty để tạo thêm thu nhập”.
Thế giới nghề nghiệp rộng mở và tiếng vang về tài năng Việt đang dần lan xa, nghề hoạt hình 3D vô cùng đa dạng, bạn có thể nhận dự án từ bên ngoài hoặc làm việc cho các công ty sản xuất. Tựu trung bạn phải có đam mê với ngành và có bước chuẩn bị ngay từ bây giờ. Nghề sẽ vinh danh bạn khi bạn có khả năng thực sự. Và ngành hoạt hình 3D Việt Nam có khởi sắc hay không, câu trả lời nằm ở các bạn – thế hệ designer trẻ.
Trao giải Chắp cánh đam mê tháng 7
Đam mê là gốc gác của thành công. Bên cạnh những trao đổi về ngành 3D, khán giả đã có chút lắng lòng với câu chuyện đam mê của một bạn Dương Thị Quỳnh Giang – “Đừng để ước mơ trở thành giấc mơ”. Đây được xem là một sự nhắn gửi đầy hàm ý của cô bạn trẻ đã từng bước qua những thử thách của tuổi trẻ, giành lấy đam mê của mình. Câu chuyện của bạn đã xuất sắc đạt giải “Câu chuyện hay nhất” do ban tổ chức cuộc thi Chắp cánh đam mê bình chọn.
Dương Thị Quỳnh Giang nhận giải Câu chuyện hay nhất tháng 7 từ BTC
Xem thêm hình ảnh của buổi Hội thảo tại đây.