• Giới thiệu
    • Multimedia
    • Arena Multimedia
    • Tại sao chọn Arena Multimedia?
    • Cơ sở vật chất
    • Cộng đồng nói về Arena
    • Nhân vật truyền cảm hứng
    • Hỏi & đáp
  • Đào tạo tuyển sinh
    • Đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Phương pháp đào tạo
    • Học phí
    • Tuyển sinh
    • Kết quả thi tuyển
    • Thông tin tuyển sinh
    • Lịch tuyển sinh
    • Tài liệu tuyển sinh
    • Đề thi mẫu
  • Gallery
    • Đội ngũ giảng viên
    • Đồ án nổi bật
    • Hoạt động học viên
    • Arena Face
    • Học viên tiêu biểu
    • Câu chuyện học viên
    • Portfolio học viên
  • Tin tức – sự kiện
    • Tin tức
    • Tin Arena
    • Tin Multimedia
    • Tin Báo chí
    • Sự kiện
  • Liên thông – Việc làm
    • Đối tác liên thông
    • Hỗ trợ tuyển dụng
    • Nghề nghiệp
    • Tin tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Giới thiệu
    • Multimedia
    • Arena Multimedia
    • Tại sao chọn Arena Multimedia?
    • Cơ sở vật chất
    • Cộng đồng nói về Arena
    • Nhân vật truyền cảm hứng
    • Hỏi & đáp
  • Đào tạo tuyển sinh
    • Đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Phương pháp đào tạo
    • Học phí
    • Tuyển sinh
    • Kết quả thi tuyển
    • Thông tin tuyển sinh
    • Lịch tuyển sinh
    • Tài liệu tuyển sinh
    • Đề thi mẫu
  • Gallery
    • Đội ngũ giảng viên
    • Đồ án nổi bật
    • Hoạt động học viên
    • Arena Face
    • Học viên tiêu biểu
    • Câu chuyện học viên
    • Portfolio học viên
  • Tin tức – sự kiện
    • Tin tức
    • Tin Arena
    • Tin Multimedia
    • Tin Báo chí
    • Sự kiện
  • Liên thông – Việc làm
    • Đối tác liên thông
    • Hỗ trợ tuyển dụng
    • Nghề nghiệp
    • Tin tuyển dụng
  • Liên hệ
Đăng ký
Trang chủTin tức - sự kiệnTin MultimediaÁm ảnh vào đại học và bài toán cần đặt lại

Ám ảnh vào đại học và bài toán cần đặt lại

Post on Thứ Năm, 07-08-2008 -
Lượt xem: 469
  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Copy Link

Tâm lý thi cử đang gò nặng lên hàng triệu gia đình có con em tham gia kỳ thi ĐH – CĐ. Ba chữ “vào đại học” như trở thành nỗi ám ảnh cho từng gia đình. Từ góc độ xã hội, nó biểu lộ một bài toán lớn cần đặt lại và tìm gấp lời giải: Phải có những lựa chọn khác cho thanh niên trên đường lập nghiệp.

Tại sao cứ nhất thiết phải vào đại học? Đem câu này hỏi chính đối tượng dự thi và người thân của họ, thường sẽ có câu trả lời: vào đại học để sau này kiếm được cái nghề tử tế, nhàn hạ, rồi dần dần mới kiếm được cái danh, cái bổng.

Vậy ra, nếu không thể vào đại học, người ta không có được những thứ ấy?

Câu này người dân thường khó trả lời hơn, vì họ vốn quen nghĩ con vào đại học thì đời con sẽ sướng hơn. Chứ không thi đỗ đại học thì cũng chưa biết thế nào.

Vào đại học không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp. Nhưng hiện tại, nó đang được nhiều người hiểu là tốt nhất.

Một con đường khác để vào đời 

 

Vào đại học đang được hiểu là con đường tốt nhất để hoạch định cho tương lai, nhưng sự thực có phải như vậy? (Ảnh minh họa)

Người dân vốn không quan tâm nhiều đến các vấn đề lý thuyết vĩ mô. Song, tự mỗi quyết định của họ sẽ có những tác động nhất định đến hoạt động của cấp vĩ mô. Càng nhiều quyết định cảm tính theo kiểu “bằng mọi giá phải vào đại học” như vậy được đưa ra thì càng có nhiều tác động xấu đến cấp vĩ mô.

Khi người dân chỉ được biết rằng con đường vào đại học là con đường tốt nhất để có cuộc sống tốt hơn trong tương lai, hiển nhiên họ sẽ chọn con đường đó, bất chấp khả năng thực tế.

Trong khi đó, ở cấp vĩ mô, chính quyền lại chưa có những động thái tích cực để cho người dân thấy còn con đường khác mở ra trước mắt một học sinh tốt nghiệp trung học, còn nhiều cơ hội sống và phát triển tốt ngoài con đường vào đại học. Đó là con đường học nghề.

Xin đừng vội dè bỉu cái sự học nghề! Vì học nghề đúng nghĩa không phải như ta vẫn thường thấy.

Học nghề là phải học cho được một cái nghề kiếm sống, làm giàu, góp phần phát triển xã hội. Trong khi đó, ở ta hiện nay, ngay từ chủ trương, học nghề mới chỉ dừng lại ở mục đích xóa đói giảm nghèo. Thế thì tránh sao được không có tính lý tưởng để thanh niên hướng tới.

Học nghề đang là gì và nên là gì?

Đối với những lớp học nghề do tư nhân tự mở, mức học phí không nằm trong khung có thể chi trả của các gia đình nghèo (Ảnh minh họa)

Phải thừa nhận rằng, các chương trình dạy nghề ngắn hạn hiện nay của nhà nước không đủ sức hút đối với đối tượng tuyển sinh và gia đình. Các khóa ngắn hạn được phân bổ về địa phương theo kiểu chỉ rót tiền, có bao nhiêu làm thành bấy nhiêu dự án, không quy hoạch, không định hướng rõ ràng. Nhiều học viên chưa kịp học thành nghề đã phải bế giảng khóa học.

Còn đối với những lớp học nghề do tư nhân tự mở, thì mức học phí không nằm trong khung có thể chi trả của các gia đình nghèo, trong khi họ là đối tượng đang cần nghề nhất để duy trì và nâng cao đời sống.

Chương trình dạy nghề, nếu muốn gặt hái được hiệu quả, phải được thực hiện với tư cách là một chương trình quốc gia, miễn phí ở mức tối đa ngân sách cho phép, không chỉ nhằm xóa đói giảm nghèo, mà còn phải hướng tới mục tiêu làm giàu.

Ngay từ cấp phổ thông trung học, học sinh đã cần được tìm hiểu và làm quen với hệ thống dạy nghề. Tùy theo học lực và điều kiện gia đình, mỗi em có thể chọn cho mình một chương trình phù hợp. Sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh có thể vào thẳng học nghề mà không phải nuôi ảo vọng vào đại học, để rồi lãnh lấy những kết quả bi đát do lỡ chuyến tàu tương lai.

Bài học từ một nước láng giềng rất gần có nhiều điểm có thể tham khảo là Nhật Bản. Ở nước này, việc học và dạy nghề được đã được coi là chìa khóa để tiến vào hiện đại hóa từ thời Minh Trị Duy Tân, qua hai lần cải cách giáo dục lớn. Cùng với phổ cập tiểu học, hệ thống các trường dạy nghề được lập nên và hoạt động một cách hiệu quả, đã đưa Nhật trở thành một nước có nền công nghiệp phát triển.

Cần bắt đầu từ chính sách vĩ mô

Ám ảnh vào đại học đang làm vỡ bung nhiều vấn đề, mà vấn đề nào cũng đáng báo động: quá tải đại học, thiếu lao động có tay nghề, số lượng lớn thanh niên nhập cư vào thành phố và các khu công nghiệp chỉ để bán rẻ sức lao động cơ bắp đơn thuần.

Từ đó nảy sinh hàng loạt vấn nạn xã hội: mất kiểm soát lượng dân nhập cư gây xáo trộn lớn về an ninh, mất cân đối về cơ cấu dân số và ngành nghề theo vùng miền.

Một mặt, chúng ta đang sản sinh ra một thế hệ người tốt nghiệp đại học thiếu các kiến thức thực tế (do bị ngâm quá lâu trong môi trường đại học lỗi thời). Mặt khác, ta lại cũng đang để mất đi một lực lượng tiềm năng những lao động có thể đào tạo để cung ứng cho các khu công nghiệp cao.

Khó có thể trốn tránh thêm được nữa: Bắt đầu từ chính sách vĩ mô, bài toán điều chỉnh tương quan đại học – học nghề này cần được đặt lại và tìm lời một cách giải thật nghiêm túc!

(theo VietnamWeek)


Bài viết nổi bật

“Vũ khí” giúp sinh viên thiết kế chinh phục nhà tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp

Tin Arena Post on Thứ Ba, 30-05-2023
Chính là portfolio “khủng” cho thấy tay nghề vững vàng và tính linh hoạt được trui rèn trong quá trình học tập và thực hiện đồ án tại Arena Multimedia. 

Multimedia Design và 5 lầm tưởng khiến bạn băn khoăn trước khi học

Tin Báo chí Post on Thứ Hai, 29-05-2023
Mỹ thuật Đa phương tiện (MTĐPT) đã được xuất hiện từ khá lâu tại Việt Nam, trở thành ngành nghề xu hướng và là lựa chọn “top of mind” của thế hệ trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề. Tuy nhiên, có rất nhiều bạn chưa thực sự tìm hiểu chuyên sâu...

Arena Multimedia tuyển sinh 2.000 học viên ngành Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện

Tin Arena Post on Thứ Ba, 18-04-2023
Arena Multimedia tuyển sinh chỉ tiêu 2.000 học viên chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện (MTĐPT) trên toàn quốc trong năm 2023. Tiếp nối gần 2 thập kỷ đào tạo chuyên sâu và toàn diện ngành MTĐPT, Arena Multimedia khởi động mùa tuyển sinh mới, sẵn sàng chào đón 2.000 sinh viên...

Xem thêm
Post on Thứ Ba, 30-05-2023

Top 6 bí quyết giúp Designer “bán” thiết kế thành công

Bất kỳ Designer nào cũng mong muốn sản phẩm của bản thân sẽ được khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, sự “bất đồng ngôn ngữ” trong quá trình thể hiện...
Tin Multimedia
Post on Thứ Hai, 29-05-2023

Top 5 quy tắc phối màu cho các thiết kế ứng dụng di động

Sự đơn giản từ màu sắc gợi nên vô vàn cảm xúc nơi người xem. Khả năng kích thích tuyệt vời từ các sắc độ đã trở thành yếu tố...
Tin Multimedia
Post on Thứ Hai, 29-05-2023

Logo Redesign: Những yếu tố cần xem xét trước khi thực hiện

Logo Redesign (thiết kế lại logo) là vấn đề quan trọng đối với mỗi thương hiệu. Sự thân thuộc, dễ ghi nhớ của phiên bản trước đó trở thành thử...
Tin Multimedia
Post on Thứ Sáu, 12-05-2023

Thiết kế Brand Guideline online và 5 lợi ích nhất định bạn phải biết

Bạn đã bao giờ thử thiết kế Brand Guideline online? Nếu chưa, chắc chắn bạn nên thử một lần đấy. Và trước khi thử, bạn cần xem ngay 5 lợi...
Tin Multimedia
Post on Thứ Tư, 10-05-2023

Xây dựng trang web Portfolio đầu tiên của bạn: 5 nguyên tắc thiết kế nhất định phải biết

Có những nguyên tắc thiết kế bạn nên lưu tâm để có được một trang web portfolio ấn tượng.
Tin Multimedia
Post on Thứ Bảy, 06-05-2023

7 kỹ thuật storytelling giúp Portfolio sống động hơn bao giờ hết

Liệt kê một cách nhàm chán vô vàn dự án thiết kế trong Portfolio có khiến bạn đánh mất cơ hội trước nhà tuyển dụng hay khách hàng? Đối tượng...
Tin Multimedia
Nhập thông tin tại form. Bạn cho phép chúng tôi sử dụng thông tin cá nhân vào mục đích tư vấn hướng nghiệp, thông báo về học bổng.

TP.HCM

Nguyễn Đình Chiểu

212-214 Nguyễn Đình Chiểu, P. Võ Thị Sáu, Q. 3

Tel: 1800 1525

Email: [email protected]

Hồ Văn Huê

43R/12 Hồ Văn Huê, P. 9, Q. Phú Nhuận

Tel: 1800 6325

Email: [email protected]

Tân Bình

Số 6 Tân Kỳ Tân Quý (gần Etown), P.15, Q.Tân Bình

Tel: 1800 2074

Email: [email protected]

Lê Tuấn Mậu

136 Lê Tuấn Mậu, P.13, Q.6

Tel: 1800 2046

Email: [email protected]

HÀ NỘI

Trúc Khê

80 Trúc Khê, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa

Tel: 1800 1542

Email: [email protected]

Phạm Văn Bạch

D29 Phạm Văn Bạch, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy

Tel: 1800 1542

Email: [email protected]

Trần Phú

110 Trần Phú, P. Mộ Lao, Q. Hà Đông

Tel: 1800 1542

Email: [email protected]

NHẬN ARENA YEARBOOK

DMCA.com Protection Status
© 2020, ARENA MULTIMEDIA
  • Arena Multimedia
  • Đăng ký học
  • Liên hệ
  • Sitemap
  • Arena Multimedia
  • Đăng ký học
  • Liên hệ
  • Sitemap