Rising Sun Pictures (RSP) kỹ xảo đã đảm nhiệm tổng cộng 266 cảnh quay VFX (kỹ xảo) cho dự án The Wolverine (Người Sói), một bộ phim hành động vừa được tung ra trong mùa hè này của hãng Twentieth Century Fox. Các bạn đam mê làm phim hãy cùng xem họ đã xây dựng kỹ xảo cho bộ phim này như thế nào nhé!
Ngay từ khi hình thành những cảnh quay đầu tiên, 75 artist của RSP kỹ xảo đã giúp tái tạo cuộc tấn công bom nguyên tử trong Thế chiến thứ hai diễn ra tại Nagasaki, Nhật Bản. Họ cũng tạo ra các môi trường số cho một bối cảnh đặt ở một ngôi làng Nhật Bản phủ đầy tuyết, và các hiệu ứng của những trận đánh như các bản sao số (tạo ra bản sao CG của đối tượng) móng vuốt kim loại mà Người Sói sử dụng trong một số cảnh hành động đầy thách thức. Công việc được tiến hành dưới sự giám sát của giám sát kỹ xảo (VFX Supervisor) Philip Brennan của RSP kỹ xảo và nhà sản xuất kỹ xảo Jamie Stevenson của Twentieth Century Fox.
“RSP kỹ xảo là một trong những nhà thầu chính của dự án The Wolverine,” Stevenson cho biết. “Khi làm việc với họ trước đây, chúng tôi đã biết họ không chỉ phù hợp với công việc tạo ra bộ móng vuốt cho người sói mà còn phù hợp với một số cảnh chủ chốt của bộ phim, vốn đòi hỏi những phần việc liên quan tới mở rộng môi trường đầy thách thức trong mô phỏng và kỹ xảo tạo hạt.” Đội ngũ của RSP kỹ xảo dưới sự dẫn dắt của giám sát kỹ xảo Tim Crosbie, anh cũng kiêm luôn vai trò giám sát kỹ xảo cho nhóm thứ hai của cảnh ‘ice village’ (ngôi làng tuyết).
1. Kỹ xảo bom nguyên tử tàn phá Nagasaki
“Thành phố Nagasaki, nhìn từ góc một cầu cảng, đòi hỏi một khối lượng lớn về matte paiting để áp vào cảnh quay,” Crosbie gợi nhớ lại. “Chúng tôi bắt đầu bằng việc mô phỏng vụ nổ bom nguyên tử sau khi có được những hình ảnh từ vụ nổ thực tế, nhưng James Mangold còn muốn một thứ gì đó độc nhất vô nhị hơn thế, và để đẩy vụ nổ lên cao trào tới mức chưa ai từng thấy trước đó. Chúng tôi đã nghiên cứu để tận dụng những kỹ xảo nổ và phá hủy mà chúng tôi đã từng làm trước đây để tạo ra một sự kiện còn lớn hơn và ấn tượng hơn rất, rất nhiều lần. Đây quả là một công việc vô cùng thú vị.”
Rising Sun Pictures đã phải làm việc rất tỉ mỉ để tái tạo lại vụ nổ và những ảnh hưởng của nó từ góc nhìn ngang qua một vịnh biển trong thực tế từ vụ nổ ở Nagasaki vào tháng 8 năm 1945. Tim Crosbie cho rằng đó là một thách thức không nhỏ. “Có một điều ngắn gọn mà Jim đã nói là anh ấy muốn một thứ gì đó khác biệt một chút! Anh ấy bảo rằng anh ấy đã biết tới các thước phim đầy rẫy trên thị trường về đám mây hình nấm mà tất cả chúng ta đều đã thấy. Nhưng đấy chỉ mới là sự khởi đầu của vụ nổ, rồi sau đó ánh sáng chớp lóa, mái vòm của ngọn lửa bùng phát,” anh nói.
Trong phim Người Sói, đạo diễn cũng muốn có sự tương tác có chiều sâu giữa một sự tái xây dựng lại sự kiện đó và những người tham gia trong bộ phim. “Mục đích của chúng tôi là tạo ra một vài thứ đáp ứng tốt những đòi hỏi của đạo diễn, cũng như có thể lặp lại nó một cách nhanh chóng,” Crosbie giải thích thêm. RSP kỹ xảo đã xây dựng một mô hình 3D chi tiết của những tù nhân chiến tranh ở trại tập trung đặt ở một địa điểm bên ngoài Sydney, và rồi thỏi bay nó tựa như bị sóng xung kích phóng xạ quét qua vậy. Một trong số những cơn sóng đó cuốn theo Người Sói tung lên không khí. Khi anh ta nhảy xuống giếng cũng là lúc anh ta sử dụng thân thể để che chắn và cứu mạng một người lính Nhật. “Các thành phần của túp lều và mẩu gỗ bay tứ tung trước camera phải được sắp xếp hợp lý, đòi hỏi một lượng lớn vũ đạo và sự lặp đi lặp lại rất nhiều lần có được nhịp điệu chính xác của vụ nổ khủng khiếp này,” Crosbie nhớ lại. “Thách thức không kém chính là đám mây nham thạch kèm bụi phóng xạ – Những thứ phát ra từ mép của vụ nổ – nó quét qua thành phố và cả mặt nước cũng như thông qua trại tập trung và thổi bay các công trình xây dựng, các tháp canh và mọi thứ trên đường đi của nó. Đội ngũ của chúng tôi đã thực hiện một công việc tuyệt vời.”
“Khi bạn tiến hành mô phỏng một vụ nổ, bạn có thể phải thiết lập tất cả ở các điều kiện nguyên trạng ban đầu, nhưng bạn có thể chẳng bao giờ nói được chính xác những gì mà bạn nhận được sau vụ nổ. Thỉnh thoảng bạn sẽ nhận được những điều mà bạn chưa từng mong đợi, và đó có thể là may mắn của bạn, thật thích thú.” – Crosbie, giám sát kỹ xảo.
Để tạo ra một sự hiện diện lớn lao, bạn cần phải tải một độ phân giải đủ lớn để nắm bắt càng nhiều chi tiết ở mức có thể càng tốt. Điều này sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian để render hơn.
“Rõ ràng là chúng ta không thể có một giải pháp mì ăn liền nào cho toàn bộ cảnh quay, nhưng chúng tôi đã sử dụng Houdini để tạo ra các hiệu ứng cháy nổ và xây dựng các yếu tố xúc tua dựa trên nó,” Prema Paetsch, FX Lead tại RSP kỹ xảo cho biết. “Chúng tôi thực hiện một mô phỏng đám mây hình nấm vốn đã có sẵn, và thay đổi rất nhiều trong quá trình framing và timing, nhưng rồi chúng tôi sớm nhận ra rằng không thể chỉ chạy một mô phỏng kéo dài ngày lại ngày.”
Nhóm kỹ xảo của RSP kỹ xảo cuối cùng đã chạy một hệ thống mô phỏng hạt (particle system), vốn ban đầu được dùng để chạy mô phỏng đám mây hình nấm, và tiến hành chạy một mô phỏng nhỏ hơn, vốn là một phần của hoạt động núi lửa phin trào ở giai đoạn đầu bùng nổ quả bom hạt nhân. Bằng cách đó, họ có thể tạo ra đủ các hình ảnh ở đúng độ phân giải, volume, tỉ lệ và chi tiết mà họ cần.
“Điều này dẫn tới việc quản lý trở nên khá khả thi và thời gian render có thể đều được xử lý song song, bởi vì chúng độc lập, các tính năng của nham thạch mà chúng tôi có thể chạy và lặp đi lặp lại tất cả tại cùng một thời điểm,” Anh chia sẻ thêm. “Sử dụng một số trường hợp thông minh, để phân phối những thứ đó, pre-cached (lưu sẵn), vào hệ thống particle của quá trình mô phỏng tổng thể.”
Việc tạo thêm các tác động bổ sung lớn nhỏ, và vụ cháy nổ của nhiều công trình và kết cấu thượng trên mặt đất dựa trên sự tác động của quả bom chính là thách thức tiếp theo. Tạo thêm các tác động và vụ nổ nhỏ hơn hoặc tăng cường của nhiều tòa nhà và kết cấu thượng tần trên mặt đất dưới tác động của quả bomb là thử thách tiếp theo. Không chỉ vậy, phần nền được thực hiện dưới dạng hình vẽ matte painting về môi trường và bối cảnh thành phố Nagasaki cũng trở thành một thách thức không nhỏ.
Paetsch tạo ra một hệ thống hạt hình vòng nhẫn, tỏa ra từ trung tâm vụ nổ. Khối tro bụi CG này sẽ tạo ra một cảnh tượng hoang tàn, gây ra những vụ nổ dọc đường lan tỏa của nó. “Chúng tôi phải đảm bảo rằng hình ảnh matte painting phải thể hiện được khung cảnh thực sự của thành phố ở đúng thời điểm đó,” Crosbie chia sẻ. “Trong các cảnh quay cận cảnh, có một sân bay thô sơ, với một vài tháp canh có kiến trúc phổ biến vào thời điểm đó. Từ dạng đám mây tro bụi, vụ nổ lan tỏa rất nhanh, đặc biệt là ngay sau khi một vụ nổ quy mô hạt nhân như vậy, trong khi cũng phải thể hiện được kết cấu thượng tầng ở phía trước, ngay cả khi nó chỉ xuất hiện trong một ít khung hình trước khi tan biến trong tro bụi của vụ nổ.“
Một trong những cảnh quay đặc biệt của phân cảnh này là cảnh tượng nhân vật Logan (Hugh Jackman) giang rộng cánh tay che chắn cho người lính Nhật thoát khỏi cơn bão lửa từ vụ nổ tràn xuống lòng giếng. Tổng giám sát VFX kỹ xảo Phil Brennan đã tiếp cận một trại tù binh chiến tranh Nhật Bản được xây dựng gần cuối vịnh Botany Bay, ở miền Nam thành phố Sydney. Ở đây họ đã ghi lại rất nhiều cảnh nền cho các trường cảnh của bộ phim.
“Từ những thước phim này, chúng tôi đã có một hình nền ‘sạch’, một vài thành phần thực tế và một phông xanh,” Crosbie giải thích. “Chúng tôi làm một bản scan LiDAR, phá bỏ và tái tạo toàn bộ cấu trúc hình học có sẵn trong scene, đến một mức độ mà sau đó chúng tôi có thể phóng to chúng lên bằng cách sử dụng hệ thống Bullet physics system trong phần mềm Houdini.” Nhóm kỹ xảo của RSP kỹ xảo bắt đầu sử dụng các texture dự kiến từ các thước phim sạch thu được, để làm việc với các tòa nhà ở khá xa khung hình, họ cần một trong số tòa nhà này để hướng camera bay tới.
Một số đốm lửa phát sáng được sử dụng để tạo ra những mẩu kính vỡ bay về phía camera thay vì xếp chúng qua một bên. Hiệu ứng sóng xung kích từ vụ nổ được tạo ra nhanh chóng nhờ sử dụng mô phỏng fluid và một vài mô phỏng hạt, cũng như những thứ được tạo ra chạy theo hình học nhất định dựa trên LiDAR. Tất cả chúng dựa vào phần mô phỏng nham thạch từ núi lửa mà nhóm kỹ xảo này đã thực hiện trong các cảnh quay trước đó dọc vịnh này.
“Nếu bạn có thể nhìn thấy những gì chúng tôi làm, thì có nghĩa là chúng tôi chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình.” – Crosbie, giám sát kỹ xảo
2. Kỹ xảo cảnh đánh nhau ở tòa tháp
Cảnh ngôi làng Nhật Bản, nơi mà Người Sói đã bị tấn công bởi một nhóm những kẻ xấu, cũng cần phải sử dụng thêm các kỹ xảo tăng cường. Loạt cảnh những khu vường Nhật Bản – nơi xảy ra cuộc chiến giữa Người Sói Wolverine và những kẻ khác – đã được quay tại cảng Darling Harbour ở Sydney. Thực chất, nó được quay tại một khu vườn kiểu Trung Hoa, sau đó được chỉnh sửa lại, và phần nền thành phố cùng nhiều yếu tố hậu cảnh đã khiến cho hương vị Trung Quốc của khu vường này chuyển sang thành một khu vườn của người Nhật.
“Hầu hết mỗi cảnh quay đều đòi hỏi bộ móng vuốt của Logan,” Crosbie giải thích. “Chúng tôi xây dựng bản scan của Logan và dựa trên đó chúng tôi tạo ra một tá rigging cho bản sao kỹ thuật số (digi-double) của bộ vuốt và tái định hình chúng cho vừa khớp với Logan trong các khung hình, nhất là mỗi khi anh ta di chuyển. Chúng tôi có thể chỉ cần xây dựng một tập hợp các móng vuốt và di chuyển chúng đúng vào các vị trí của từng hình ảnh trên phim, nhưng sẽ dễ hơn khi khớp nối các di chuyển nếu bạn có toàn bộ một nhân vật. Bằng cách đó, chúng tôi tạo thêm khuỷu tay và cổ tay bằng đồ họa máy tính, do vậy khi thực hiện khớp nối chúng tôi đỡ vất vả hơn khi khớp nối lại với các chuyển động của từng ngón tay.” Các mô hình các đốt ngón tay này sau đó còn được chia sẻ cho các studio khác để làm việc dễ dàng hơn, trong trường hợp này là WETA, Method và Iloura Digital Pictures.
Nhà quay phim của dự án The Wolverine chính là Ross Emery, một người từng tham gia quay phim cho 3 phần phim Matrix, phim Superman Returns, phim Killer Elite và những cảnh quay bao la trong Don’t be Afraid of the Dark.Với những cảnh quay liên quan tới cảnh lâu đài Castle, có rất nhiều tác vụ xử lý móng vuốt mà RSP phải thực hiện. Là một cảnh quay khá tối, nhóm kỹ xảo đã thu được đúng mức ánh sáng họ cần. Crosbie đề cập tới một lượng lớn các hình ảnh dải sáng rộng (HDRI) mà họ đã sử dụng. “Một trọng tâm khác của cảnh quay chính là những mũi tên phía sau Người Sói Logan, với những sợi dây thừng kéo theo phía sau đang cố ghìm anh ta lại ” anh nói thêm. “Chúng tôi đã hoàn tất bằng cách sử dụng một plugin trong Maya, để có được những sợi dây kéo dài phía sau. Một điều khá thách thức là công việc khớp nối với các chuyển động của Logan, cùng với những mũi tên và sợi dây thừng.”
Diễn viên thật diễn xuất cảnh bị bắn mũi tên được quay tại một công trình ở bãi đỗ xe của Sydney. Nhóm kỹ xảo RSP đã mở rộng đáng kể các tổ hợp với những tòa nhà tạo ra bằng đồ họa máy tính (CG), những dãy núi và một phiên bản số (ảo) của một phòng thí nghiệm, và những bông tuyết rơi thưa thớt. Các góc nhìn từ trên cao hay bao quát ngôi làng đều hoàn toàn được thực hiện bằng CG.
Các artist cũng tạo ra các trận mưa mũi tên cùng dây thừng được các ninja bắn ra nhằm giữ chân Người Sói để khuất phục anh ta.. “Quá trình này liên quan tới việc xác định từng ninja và thời điểm họ bắn ra,” Crosbie diễn giải. “Chúng tôi khớp nối các chuyển động bằng một mô hình CG chi tiết của người sói và sử dụng để hướng các mũi tên, dây thừng và vũ đạo của cảnh quay. Một khi chúng ta xác định được mũi tên đến từ đâu và sẽ đến đâu, thì công việc sẽ trở nên đơn giản cho các họa sĩ animator để thực hiện công việc tìm ra thời gian và các dấu hiệu của chúng.”
Tim Crosbie thừa nhận rằng một số trường cảnh có vẻ giống như một tiến trình đơn giản. Họ nghiên cứu hàng tuần, và cùng đặt ra một pipeline cho việc làm thế nào để xây dựng các asset. Với nhóm kỹ xảo đến từ kỹ xảo RSP, mục dích của họ là làm theo những gì mà Tim thích gọi là ‘Six Ps’, đó là viết tắt của cụm từ “Prior Preparation Prevents Piss Poor Performance.” (tạm dịch: Chuẩn bị kỹ càng sẽ giảm bớt rủi ro)
Phiên bản số thay thế cho móng vuốt của Người Sói Wolverine đã được đặt vào các vị trí chính xác trong các cảnh quay thực tế mạo hiển. Chẳng hạn như nam diễn viên Hugh Jackman mặc bộ đồ gắn các điểm đánh dấu (tracking marker) để tracking phục vụ cho công tác phối ghép chuyển động với các asset móng vuốt CG sau này trên máy tính.. “Philip Brennan cung cấp cho chúng tôi đầy đủ những ảnh HDRI để thiết lập cho những cảnh quay đòi hỏi kỹ xảo, do vậy chúng tôi biết chính xác ánh sáng mình cần,” Crosbie nhắc lại.
“Cách đó tỏ ra hoạt động rất hiệu quả! Mỗi móng vuốt được render với một tùy chọn hoặc là thép tinh khiết, hoặc là thép có vấy máu. Do vậy, chúng tôi có thể sử dụng nó phù hợp cho một cản quay đẫm máu hoặc cảnh quay bình yên thông thường.” Đối với những chất độc được phun ra từ lưỡi nhân vật phản diện, một trong các artist của RSP là Timmy Lundin đã có một giải pháp rất xuất sắc, đó là tạo ra các layer biến đổi hình dạng. “Tôi không nghĩ là anh ấy đã dùng bất kỳ hình thức mô phỏng dựa trên vật lý nào,” Paetsch nói thêm. Chất độc này thực sự tệ hại, bạn sẽ không muốn đến gần một khi ai đó đã dính phải nó.
“Toàn bộ kiến tạo hình ảnh của kỹ xảo này đơn giản chỉ là xây dựng rất nhiều layer biến đổi hình học để nhìn giống như các layer ấy bị đổ vỡ và rơi xuống khi xếp cạnh nhau, trong khi xây dựng thêm mô hình chất lỏng hay khói bốc lên. Trong cảnh quay thực sự khó khăn, anh ấy đã tạo ra nhiều layer đầy màu sắc. Sự mô phỏng này tốt nhất cho việc diễn tả sự tồi tệ trong cảm giác đớn đau, axít, các tác động của hóa chất… Nó là một siêu thách thức, bởi nó đã tạo ra một hiệu ứng xô đẩy tế bào còn tốt hơn cả mong đợi.”
Logan thoát khỏi những rừng ở một trong những cảnh quay đầu tiên của bộ phim Người Sói. Do bộ phim đặt trong bối cảnh các khu rừng và thung lũng của Yukon ở Canada, nên các họa sĩ matte painting và họa sĩ môi trường (environment artist) tại Rising Sun phải hoàn thành xuất sắc trong việc tạo ra các hình ảnh nền phối cảnh ở mức chấp nhận được so với điều kiện thực tế.
Họ sử dụng các bức tĩnh ảnh, một ít cảnh chuyển động, tất cả phối hợp nhịp nhàng với nhau. Một cảnh khác để xem xét thành phố Nagasaki sau chiến tranh. Dựa trên các cảnh quay thời sự và những sự tàn phá trong thực tế, họ có thêm một kho tham khảo tư liệu được tải về từ internet. Nick Pill – Art Director của RSP – đã tìm thấy một hình ảnh ở trang chủ, có thể từ thời báo The New York Times, cho thấy sự tàn phá ban đầu của vụ nổ nguyên tử, trước khi khói bụi phóng xạ bốc lên thành đám mây hình nấm.
Xây dựng các môi trường kỹ thuát số (CG) hấp dẫn là một phần của công việc chính mà nhóm artist kỹ xảo tại Rising Sun dthực hiện cho bộ phim mới đây của họ. Họ làm việc với những môi trường rộng lớn trong dự án phim bom tấn ‘Gatsby’, sau đó quay trở lại với việc phục dựng tư liệu mang tính lịch sử trong bộ phim này đã cho thấy kỹ năng sẵn có của họ đang được mở rộng.
“Chúng tôi thực sự đánh giá cao tính hiệu quả mà RSP thực hiện trong tiến trình công việc cho màn trình diễn tổng thể của bộ phim,” Stevenson nhận định. “Bất kể chúng tôi có ném bất cứ thứ gì về phía họ, chúng tôi cũng không bao giờ lăn tăn về những gì họ có thể làm được. Thậm chí những bổ sung và thay đổi vào phút chót đều được họ đón nhận và tham gia một cách tích cực, họ thực sự là các artist kỹ xảo chuyên nghiệp.”
Tìm hiểu thêm về các tin tức khác về Multimedia truy cập tại đây!
Nguồn: cgexpress