• Giới thiệu
    • Multimedia
    • Arena Multimedia
    • Tại sao chọn Arena Multimedia?
    • Cơ sở vật chất
    • Cộng đồng nói về Arena
    • Nhân vật truyền cảm hứng
    • Hỏi & đáp
  • Đào tạo tuyển sinh
    • Đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Phương pháp đào tạo
    • Học phí
    • Tuyển sinh
    • Kết quả thi tuyển
    • Thông tin tuyển sinh
    • Lịch tuyển sinh
    • Tài liệu tuyển sinh
    • Đề thi mẫu
  • Gallery
    • Đội ngũ giảng viên
    • Đồ án nổi bật
    • Hoạt động học viên
    • Arena Face
    • Học viên tiêu biểu
    • Câu chuyện học viên
    • Portfolio học viên
  • Tin tức – sự kiện
    • Tin tức
    • Tin Arena
    • Tin Multimedia
    • Tin Báo chí
    • Theo dấu chân Alumni
    • Arena Multimedia Global
    • Sự kiện
    • Cuộc thi
    • Cuộc thi The TrendZ
    • Kỳ thi lớn nhất cuộc đời
  • Liên thông – Việc làm
    • Đối tác liên thông
    • Hỗ trợ tuyển dụng
    • Nghề nghiệp
    • Tin tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Giới thiệu
    • Multimedia
    • Arena Multimedia
    • Tại sao chọn Arena Multimedia?
    • Cơ sở vật chất
    • Cộng đồng nói về Arena
    • Nhân vật truyền cảm hứng
    • Hỏi & đáp
  • Đào tạo tuyển sinh
    • Đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Phương pháp đào tạo
    • Học phí
    • Tuyển sinh
    • Kết quả thi tuyển
    • Thông tin tuyển sinh
    • Lịch tuyển sinh
    • Tài liệu tuyển sinh
    • Đề thi mẫu
  • Gallery
    • Đội ngũ giảng viên
    • Đồ án nổi bật
    • Hoạt động học viên
    • Arena Face
    • Học viên tiêu biểu
    • Câu chuyện học viên
    • Portfolio học viên
  • Tin tức – sự kiện
    • Tin tức
    • Tin Arena
    • Tin Multimedia
    • Tin Báo chí
    • Theo dấu chân Alumni
    • Arena Multimedia Global
    • Sự kiện
    • Cuộc thi
    • Cuộc thi The TrendZ
    • Kỳ thi lớn nhất cuộc đời
  • Liên thông – Việc làm
    • Đối tác liên thông
    • Hỗ trợ tuyển dụng
    • Nghề nghiệp
    • Tin tuyển dụng
  • Liên hệ
Đăng ký
Trang chủTin tức - sự kiệnTin MultimediaChứng sợ Tây trong game thủ lẫn giới làm game Việt

Chứng sợ Tây trong game thủ lẫn giới làm game Việt

Post on Thứ Tư, 30-03-2011 -
Lượt xem: 485
  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Copy Link

Sau gần 1 thập kỷ phát triển, ngành công nghiệp game Việt Nam luôn được thế giới nhận định là tăng trưởng một cách thần kỳ, thậm chí xuất phát điểm sau nhiều quốc gia ĐNÁ mà sức bật lại tốt hơn nhiều nhờ lượng game thủ lẫn NPH khá lớn. Thế nhưng trên thực tế, chúng ta vẫn chỉ là mảnh đất “tiêu thụ” hàng ngoại, là nơi để ngành sản xuất game Trung Quốc và Hàn Quốc (đặc biệt là Trung Quốc) khai thác tiền của

Dường như trình độ thực sự của các kỹ sư Việt đang bị coi nhẹ bởi cộng đồng. Sau gần 1 thập kỷ phát triển, ngành công nghiệp game Việt Nam luôn được thế giới nhận định là tăng trưởng một cách thần kỳ, thậm chí xuất phát điểm sau nhiều quốc gia ĐNÁ mà sức bật lại tốt hơn nhiều nhờ lượng game thủ lẫn NPH khá lớn. Thế nhưng trên thực tế, chúng ta vẫn chỉ là mảnh đất “tiêu thụ” hàng ngoại, là nơi để ngành sản xuất game Trung Quốc và Hàn Quốc (đặc biệt là Trung Quốc) khai thác tiền của. Phong trào phát triển game tại Việt Nam không phải mới ra đời ngày một ngày hai, nó đã tồn tại không dưới 3, 4 năm nay nhưng gần như không có cơ hội vươn lên. Mãi đến gần đây, một số doanh nghiệp mới bắt đầu khởi động các dự án đầu tiên, tuy nhiên chặng đường phía trước còn tương đối gian truân, nhất là khi tâm lý “sợ Tây” còn quá lớn.

Tâm lý “sợ Tây” của giới trẻ Việt khiến người phát triển game tự ti, nản lòng. “Sợ Tây” ở đây là suy nghĩ không chỉ của game thủ Việt, mà còn tồn tại khá nhiều trong cộng đồng phát triển game. Với người chơi, họ thường dè bỉu ngay lập tức khi nghe thấy mác game “made in VN”, dần dần dư luận khắc nghiệt khiến các nhóm làm game cũng trở nên tự ti, không tin vào tương lai của chính mình. Lấy ví dụ như 7554, dự án game offline FPS đầu tiên tại Việt Nam do Emobi sản xuất. Mặc dù có đồ họa cao nhất trong số tất cả các dự án thuần Việt đã lộ mặt hiện tại, thế nhưng nó vẫn phải nhận không ít lời khó nghe từ phía cộng đồng. Thậm chí có thành viên trên diễn đàn còn phẩy tay cho rằng… không bao giờ chơi hoặc mua game này mà dành tiền cho game nước ngoài còn hơn. 

Là tựa game thuần Việt có đồ họa khá nhất, 7554 vẫn bị một số lời chê bai. Dĩ nhiên, không thể quy chụp cho những quan điểm như trên là sai trái, vì nó thuộc về tự do cá nhân. Thế nhưng nó cho thấy tâm lý “chuộng hàng ngoại, coi thường hàng nội” ngày một lớn dần trong giới trẻ, họ mất niềm tin và tẩy chay ngay cả khi còn chưa thực sự chơi mà mới chỉ nghe qua mà thôi. Đây âu một phần cũng vì một số dự án thuần Việt đầu tiên tỏ ra quá yếu thế và gây thất vọng, không tạo được bản sắc riêng. “Tâm lý bài nội chuộng ngoại vẫn quá lớn. Không phủ nhận là chất lượng game nội còn chưa được như thế giới. Nhưng khách quan mà nói, mọi thứ đều cần một sự khởi đầu. Những tựa game đã hoàn chỉnh như Thuận Thiên Kiếm, đáng nhận được một sự ngưỡng mộ. Bởi quan trọng hơn tất cả là nó đã ra đời. Làm được một game xong, chạy được, kinh doanh được, khó khăn vô cùng”, anh Nguyễn Tuấn Huy, trưởng dự án 7554 tâm sự.

Nhiều studio còn rất khó khăn về tài chính, họ cần sự ủng hộ về mặt tinh thần. Không chỉ Emobi Games, rất nhiều studio phát triển game Việt cũng luôn e ngại mỗi khi muốn giới thiệu sản phẩm của mình ra công chúng. Họ đứng trước nỗi sợ rằng nếu trò chơi còn gì đó thiếu sót (đặc biệt là về đồ họa) thì chắc chắn sẽ bị “ném gạch đá tập thể”, đây là điều khó trách được vì gamer trong nước có một đặc tính là không cần biết sản phẩm đã hoàn thiện hay chưa, cứ thấy so với các game nổi tiếng ngoài nước mà kém là lập tức mỉa mai. Phải biết rằng, để gắn bó được với niềm đam mê làm game là điều không hề dễ dàng. Ngoại trừ một số doanh nghiệp có tiềm lực và được đầu tư lớn tới hàng chục tỷ đồng, đa phần các nhóm sản xuất đều phải huy động vốn cá nhân hoặc vận động các tổ chức tài trợ, họ cũng rất mơ hồ về tương lai của mình. Vì thế khi nhìn thấy các đồng nghiệp hoặc chính sản phẩm đầu tay bị cư dân mạng chê bai, ai ai cũng phải xót xa, dần dần dẫn tới tâm lý tự ti – “sợ Tây”.

 

Trình độ kỹ sư nội địa không phải là thua kém nước ngoài toàn diện. “Cộng đồng phát triển game Việt rất cần một thái độ tự tin, nhưng tránh ảo tưởng. Tự tin, để không đến mức cứ thấy Tây là sợ. Có người thì bảo, không bằng được thì thôi, đừng làm. Cũng đúng, nhưng nếu vậy, bao giờ ta mới làm ? Không bắt đầu, thì không thể nào có ngày đuổi kịp họ được. Chưa nói là ta phải vừa làm vừa chạy, mới mong khoảng cách ngày càng gần hơn”, đại diện Emobi Games chia sẻ thêm. Nói đi cũng phải nói lại, bên cạnh những người mang tâm lý bài hàng nội, vẫn còn không ít cá nhân tỏ rõ thái độ ủng hộ tuyệt đối. Điều này thể hiện rõ ràng vì sự quan tâm đối với các tựa game “made in VN” là rất lớn, ngay như SQUAD, sau khi VTC Studio đưa ra thử nghiệm với vô số thiếu sót nhưng ngày ngày người chơi vẫn thi nhau góp ý giúp họ hoàn thiện hơn. Ngoài ra một số dự án thuần Việt mang chất lượng yếu kém thực sự, đến nỗi cộng đồng dù rất muốn ủng hộ nhưng dù sao họ cũng là khách hàng, mà khách hàng thì khó chấp nhận một món đồ quá chênh lệch so với nước ngoài, lúc này không thể nói là họ “sợ Tây” được. Nói cách khác, ít ra sản phẩm của chúng ta cũng phải bằng 70, 80% hàng ngoại nhập thì mới mong được số đông chấp nhận.

 

Cần bài trừ tâm lý “chuộng ngoại, chê nội” một cách mù quáng để game Việt phát triển. Ngành game Việt đang không nhận được sự quan tâm và úng hộ một cách khách quan từ xã hội. Game là một ngành công nghiệp có giá trị hàng chục tỷ USD mỗi năm trên toàn cầu, và không phải đất nước nào cũng có tên trong bản đồ sản xuất game. Vì thế nếu khai thác được mảng thị trường này sớm, chúng ta mới thực sự khai thác được 100% tiềm năng của kỹ sư nội địa. Mà muốn khai thác được, điều đầu tiên là cần bỏ chứng “sợ Tây” trong gamer lẫn giới làm game Việt.


Bài viết nổi bật

Cựu học viên Arena từng làm kỹ xảo bom tấn Hollywood: Không giỏi vẽ tay vẫn làm Art Director ngành Game

Tin Arena Post on Thứ Sáu, 18-08-2023
Năng khiếu vẽ có thật cần thiết để theo học Multimedia Design, làm sáng tạo cần những tố chất gì, thị trường Game 3D có thật “màu mỡ” cho các nhà sáng tạo trẻ vẫy vùng, tin rằng các bạn có thể tìm được câu trả lời sau những chia sẻ của VFX Art Director Nguyễn Minh Nhật.

Đạo diễn Phương Vũ – “Hãy cứ nghĩ: Sáng tạo thật đơn giản”

Tin Arena Post on Thứ Sáu, 18-08-2023
Đạo diễn Phương Vũ – chàng trai trẻ tuổi sinh năm 1995 đã tạo ra hàng loạt  tác phẩm đình đám khiến giới yêu thích sáng tạo nghệ thuật phải “phát cuồng”. Anh là Giám đốc Nghệ thuật của Nirvana và còn là Nhà sáng lập/Đạo diễn của AntiAntiArt – Một trong những Team gây...

Sáng Destiny: 300 suất học bổng trị giá 4 tỷ đồng dành cho thế hệ trẻ đam mê ngành Sáng tạo

Tin Arena Post on Thứ Ba, 18-07-2023
Arena Multimedia đồng hành cùng ước mơ chinh phục ngành Thiết kế - Sáng tạo của thế hệ trẻ với 300 suất học bổng SÁNG DESTINY với tổng giá trị 4 tỷ đồng.

Xem thêm
Post on Thứ Năm, 28-09-2023

Motion Design: “Hương vị cuốn hút” của thiết kế hiện đại

Motion Design không chỉ đơn thuần giúp nâng cao sức hấp dẫn về mặt thị giác, công nghệ đồ họa này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy...
Tin Multimedia
Post on Thứ Năm, 28-09-2023

5 kiểu bố cục thiết kế phổ biến nhất dành cho Web Designer

Web Design là một lĩnh vực rộng lớn và chọn bố cục để bắt đầu thiết kế là bước vô cùng quan trọng vì nó sẽ quyết định mọi thứ...
Tin Multimedia
Post on Thứ Sáu, 22-09-2023

16 tips thiết kế UI tuyệt đối Designer không nên bỏ qua (Phần 2)

Nối tiếp 8 quy tắc đã chia sẻ ở bài viết trước, 8 quy tắc còn lại để có được một thiết kế UI tối ưu nhất, mang lại hiệu...
Tin Multimedia
Post on Thứ Sáu, 22-09-2023

16 tips thiết kế UI tuyệt đối Designer không nên bỏ qua (Phần 1)

Việc áp dụng những nguyên tắc logic vào quá trình thiết kế giao diện người dùng sẽ mang lại hiệu quả vượt trội. Vậy nên, hãy cùng tìm hiểu các...
Tin Multimedia
Post on Thứ Năm, 14-09-2023

8 điều Illustrator cần nhớ khi làm portfolio

Làm portfolio là một nghệ thuật và người làm portfolio cũng là một nghệ sỹ. Trong đây là 8 tip hướng dẫn có thể giúp bạn thực hiện một chiếc...
Tin Multimedia
Post on Thứ Năm, 14-09-2023

8 cách giúp dân thiết kế tìm lại đam mê trong công việc

Mất đi niềm đam mê trong công việc hay hiệu năng sáng tạo bị giảm sút không phải là vấn đề hiếm gặp trong cộng đồng thiết kế. Tuy nhiên,...
Tin Multimedia

TP.HCM

Nguyễn Đình Chiểu

212-214 Nguyễn Đình Chiểu, P. Võ Thị Sáu, Q. 3

Tel: 1800 1525

Email: [email protected]

Hồ Văn Huê

43R/12 Hồ Văn Huê, P. 9, Q. Phú Nhuận

Tel: 1800 6325

Email: [email protected]

Tân Bình

Số 6 Tân Kỳ Tân Quý (gần Etown), P.15, Q.Tân Bình

Tel: 1800 2074

Email: [email protected]

Lê Tuấn Mậu

136 Lê Tuấn Mậu (CV Phú Lâm), P.13, Q.6

Tel: 1800 2046

Email: [email protected]

HÀ NỘI

Trúc Khê

80 Trúc Khê, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa

Tel: 1800 1542

Email: [email protected]

Phạm Văn Bạch

D29 Phạm Văn Bạch, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy

Tel: 1800 1542

Email: [email protected]

Trần Phú

110 Trần Phú, P. Mộ Lao, Q. Hà Đông

Tel: 1800 1542

Email: [email protected]

NHẬN ARENA YEARBOOK

DMCA.com Protection Status
© 2020, ARENA MULTIMEDIA
  • Arena Multimedia
  • Đăng ký học
  • Liên hệ
  • Sitemap
  • Arena Multimedia
  • Đăng ký học
  • Liên hệ
  • Sitemap