Chỉ cần một vài bí kíp và nghệ thuật nhỏ, bạn có thể nắm chắc thành công trong tay, hiểu rõ được điều đó Arena Multimedia đã tổng hợp và chia sẻ cho bạn một bài kỹ năng nhỏ khi đàm phán xin việc. Hãy thử vận dụng và “chiêm ngưỡng” kết quả đạt được nhé.
1. Học cách đàm phán
Bạn có lẽ đã có cơ hội để đàm phán về mức lương, những lợi ích, và những chi tiết về công việc với nhà tuyển dụng của bạn. Việc đàm phán nên kết thúc bằng sự thỏa thuận có thể đáp ứng được những mục tiêu của bạn và nhà tuyển dụng. Đàm phán thành công là một kỹ năng, và giống như bất kỳ kỹ năng nào khác, nó đều có thể học được. Hãy học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, và thậm chí cả những lần bạn thất bại, chắc chắn bạn sẽ có được những kinh nghiệm đáng quý.
Bạn ở một vị trí để đàm phán khi người tuyển dụng hiểu giá trị của bạn với tổ chức/công ty của họ. Trong suốt quá trình tìm việc, hãy chỉ đàm phán về mức lương và những lợi ích khác sau khi đã có một lời mời công việc. Nếu như một nhà tuyển dụng tiềm năng muốn thảo luận với bạn về mức lương mong đợi và các lợi ích khác trước khi đưa ra lời mời, thì hãy thảo luận về tiền lương sau khi bạn và nhà tuyển dụng đồng ý rằng bạn phù hợp với vị trí tuyển dụng. Tất nhiên là với điều kiện bạn cũng muốn làm việc tại đây.
2. Chuẩn bị cho việc đàm phán
Khi bạn chuẩn bị đàm phán, hãy tìm ra những nhu cầu của nhà tuyển dụng, và cố gắng đáp ứng chúng mà không mất đi những ý tưởng và mục tiêu của riêng bạn. Hãy xem xét những câu hỏi dưới đây:
– Bạn mong đợi mức lương, điều kiện làm việc và những yếu tố khác như thế nào?
– Tổ chức/công ty mong đợi gì từ bạn?
– Bạn có thể làm gì cho công ty/tổ chức?
– Bạn đang đàm phán trong môi trường nào?
– Trong môi trường làm việc nói chung, với kỹ năng, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bạn sẽ được trả bao nhiêu?
Hãy chỉ ra một số mục tiêu chung của bạn, liệt kê một vài điều cụ thể trong những mục tiêu đó, chẳng hạn như:
– Không làm việc vào cuối tuần
– Thu nhập 30,000 USD một năm
– Xem xét tăng lương 3 tháng 1 lần.
Đánh giá các mục tiêu này bằng cách so sánh chúng với nhau. Ví dụ, “không làm việc vào cuối tuần” thì quan trọng hơn việc “kiếm 30,000 USD 1 năm”. Hãy ưu tiên các mục tiêu của bạn và chuẩn bị những lựa chọn mà bạn có thể đưa ra nếu như giải pháp bạn mong muốn hơn không được chấp nhận.
3. Đàm phán như thế nào
Hãy luôn cởi mở và chân thành trong suốt buổi đàm phán: các buổi đàm phán nên để lại cảm giác hài lòng cho cả hai bên. Có một số điểm mà bạn cần phải xem xét
Thêm các câu hỏi: nếu bạn xin phép được hỏi một câu hỏi, bạn sẽ đặt một nền tảng cho việc thỏa thuận và sẽ nhận được một câu trả lời hoàn chỉnh. Hãy lên kế hoạch những câu hỏi mà bạn có thể hỏi. Đưa ra các câu hỏi kết thúc mở để thu thập thêm thông tin và xây dựng một mối quan hệ. Hãy bắt đầu các câu hỏi kết thúc mở bằng: ai,cái gì, khi nào, ở đâu và tại sao. Sử dụng các câu hỏi kết thúc mở (các câu hỏi mà khuyến khích những câu trả lời ngắn: có hoặc không) khi bạn muốn thu được một sự nhượng bộ hay xác nhận một điểm thỏa thuận.
Trờ thành người lắng nghe tuyệt vời: càng nhiều thông tin bạn thu được, thì bạn càng có thể phát hiện ra nhiều nhu cầu của người khác. Sẽ dễ dàng hơn cho bạn để chỉ ra bạn có thể đáp ứng những nhu cầu này.
- Diễn giải để đảm bảo bạn đã hiểu: hãy nhắc lại theo cách của bạn những điều mà người khác nói để đảm bảo bạn đã hiểu đúng. Hãy sử dụng những từ khác để nó không giống như bạn đang bắt chước.
- Viết ra: hãy ghi chép trong suốt các buổi đàm phán. Những ghi chép này sẽ giúp tất cả các bên nhớ được mình đã thảo luận và quyết định các vấn đề gì. Hãy chắc chắn rằng bạn đã viết tất cả các lời đề nghị vào đó rồi. Ngoài ra, sẽ rất hữu ích nếu chúng ta có thể liệt kê chúng ra theo trình tự ưu tiên. Nhờ vào việc làm rõ này, chúng ta có thể tìm ra hoặc thiết lập nền tảng đàm phán.
- Học thiết kế, học đồ họa, học Arena Multimedia, làm thế nào có thể đàm phán thành công khi xin việc?
- Giải quyết từng vấn đề một: hãy tập chung giải quyết 1 vấn đề trước khi chuyển sang một vấn đề khác, thay vì đề cập đến quá nhiều vấn đề cùng lúc.
- Nhấn mạnh giá trị của bạn: nếu như công ty/tổ chức nghĩ rằng mức lương mong muốn của bạn quá cao, hãy chỉ ra cho họ thấy những điều bạn có thể đóng góp cho họ.
Tìm hiểu thêm về các tin tức khác về Multimedia truy cập tại đây!