• Giới thiệu
    • Multimedia
    • Arena Multimedia
    • Tại sao chọn Arena Multimedia?
    • Cơ sở vật chất
    • Cộng đồng nói về Arena
    • Nhân vật truyền cảm hứng
    • Hỏi & đáp
  • Đào tạo tuyển sinh
    • Đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Phương pháp đào tạo
    • Học phí
    • Tuyển sinh
    • Kết quả thi tuyển
    • Thông tin tuyển sinh
    • Lịch tuyển sinh
    • Tài liệu tuyển sinh
    • Đề thi mẫu
  • Gallery
    • Đội ngũ giảng viên
    • Đồ án nổi bật
    • Hoạt động học viên
    • Arena Face
    • Học viên tiêu biểu
    • Câu chuyện học viên
    • Portfolio học viên
  • Tin tức – sự kiện
    • Tin tức
    • Tin Arena
    • Tin Multimedia
    • Tin Báo chí
    • Sự kiện
  • Liên thông – Việc làm
    • Đối tác liên thông
    • Hỗ trợ tuyển dụng
    • Nghề nghiệp
    • Tin tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Giới thiệu
    • Multimedia
    • Arena Multimedia
    • Tại sao chọn Arena Multimedia?
    • Cơ sở vật chất
    • Cộng đồng nói về Arena
    • Nhân vật truyền cảm hứng
    • Hỏi & đáp
  • Đào tạo tuyển sinh
    • Đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Phương pháp đào tạo
    • Học phí
    • Tuyển sinh
    • Kết quả thi tuyển
    • Thông tin tuyển sinh
    • Lịch tuyển sinh
    • Tài liệu tuyển sinh
    • Đề thi mẫu
  • Gallery
    • Đội ngũ giảng viên
    • Đồ án nổi bật
    • Hoạt động học viên
    • Arena Face
    • Học viên tiêu biểu
    • Câu chuyện học viên
    • Portfolio học viên
  • Tin tức – sự kiện
    • Tin tức
    • Tin Arena
    • Tin Multimedia
    • Tin Báo chí
    • Sự kiện
  • Liên thông – Việc làm
    • Đối tác liên thông
    • Hỗ trợ tuyển dụng
    • Nghề nghiệp
    • Tin tuyển dụng
  • Liên hệ
Đăng ký
Trang chủTin tức - sự kiệnTin MultimediaMàu sắc cơ bản – Kỹ thuật phối màu

Màu sắc cơ bản – Kỹ thuật phối màu

Post on Thứ Bảy, 03-08-2013 -
Lượt xem: 1.337
  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Copy Link

Màu sắc luôn tác động đến cuộc sống của chúng ta. Màu sắc là hiện tượng vật lý mà mắt chúng ta thấy được. Màu sắc có ngôn ngữ riêng của nó mà chúng ta phải tự cảm nhận. Màu sắc có sức mạnh làm tâm hồn chúng ta rung động. Người ta có thể dùng nghệ thuật phối màu để nói lên ý tưởng của mình mà không cần đến lời nói hay câu văn.  Màu sắc ngoài cái đẹp trời cho còn có một chiều sâu kín đáo, chính cái điều kỳ diệu ấy làm rung động lòng người. Tất nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải lúc nào màu sắc cũng hài hoà.  Vì vậy nghệ thuật phối màu sẽ bù đắp những khuyết điểm đó. Học đồ họa, việc tìm hiểu kĩ thuật phối màu lại càng quan trọng.

Nội dung bài viết

  • Phần I: Tóm tắt những khái niệm
    • 1/ Màu dương tính
    • 2/ Màu âm tính
    • 3/ Vòng tròn màu căn bản (the color wheel)
    • 4/ Cách dùng màu:
      • Cấp thứ nhất (Primary)
      • Cấp thứ hai (Secondary)
      • Cấp thứ ba (Tertiary)
    • 5/ Cái này giờ mới biết:
    • 6/ Trình tự phối màu:
  • Phần II: 7 sắc cầu vồng
    • Màu nóng
    • Màu lạnh
    • Màu mát
    • Màu sáng
    • Màu sẫm
    • Màu nhạt
    • Màu tươi
  • Phần III: 10 Nguyên tắc phối màu cơ bản
  • Phần IV. Màu sắc trong phong thủy

Phần I: Tóm tắt những khái niệm

1/ Màu dương tính

Màu được tạo ra từ một nguồn sáng. Ví dụ: khi những màu cơ bản: Đỏ; Xanh lá cây và Xanh da trời phối hợp với nhau sẽ tạo ra màu trắng.

2/ Màu âm tính

Là màu được xác định bởi sự hấp thu ánh sáng. Ví dụ: khi màu Xanh lục, Đỏ cánh sen và Vàng được phối hợp chúng sẽ tạo ra màu nâu đen.
-Nếu bạn phối những màu dương tính cơ bản bạn sẽ được những màu âm tính cơ bản và ngược lại.
-Hiểu được mối quan hệ đối nghịch này trong màu sắc rất cần thiết khi phải xác định và chỉnh sửa những trục trặc về màu sắc.
Ví dụ: Nếu một hình ảnh quá xanh, bạn có 2 cách để tiếp cận vấn đề: Hoặc tăng thêm màu vàng vốn là màu đối nghịch với xanh da trời nhằm làm trung hoà màu xanh da trời. Hoặc giảm bớt màu xanh da trời trong hình ảnh. Cả 2 cách đều đi đến cùng một kết quả là giảm bớt được màu xanh.

3/ Vòng tròn màu căn bản (the color wheel)

Vòng tròn màu cơ bản

Vòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên diện tích hình tròn, mỗi cung có 8 cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm đến nhạt. 12 cung x 8 cấp độ sẽ tạo ra 106 màu căn bản và được đánh số từ 1 đến 106 đó cũng là kí hiệu khi ta chọn màu .
Ví dụ: Số 1 là màu đỏ sậm nhất (C:0 – M:100 – Y:100 – K:45) số 36 là màu vàng tươi (C:0 – M:0 – Y:100 – K:0) số 84 (C:80 – M:100 – Y:0 – K:0) là màu tím rượu nếp than (híc nghe mà…thèm) số 68 (C:100 – M:60 – Y:0 – K:0) là màu xanh nước biển…
Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam. Từ ba màu này, màu sắc được pha lẫn hai màu với nhau ( ví dụ: Đỏ + Vàng = Da cam) rồi ba màu trộn lại với nhau, cứ thế ta sẽ có hơn 3.400 màu thông dụng nhất trong thiết kế đồ hoạ và nếu cứ pha , pha và pha trộn mãi bạn sẽ có hàng tỷ tỷ sắc màu cho…riêng bạn.

4/ Cách dùng màu:

Cấp thứ nhất (Primary)

Dùng 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam để phối ra các sắc độ màu khác nhau.

Cấp thứ hai (Secondary)

Nếu lấy màu đỏ chồng lên màu vàng sẽ được màu da cam, lấy màu đỏ chồng lên lục lam sẽ có màu tím, lấy màu vàng chồng lên màu lục lam sẽ được màu xanh lá cây…
Cách lấy 2 màu chồng lên nhau để tạo ra màu khác như trên được gọi là màu chồng đơn.

Cấp thứ ba (Tertiary)

Từ 3 màu căn bản: Đỏ – Vàng – Lục lam chúng ta đã phối ra màu da cam – xanh lá – tím. Nếu chồng các màu ở cấp Primary và Secondary, ta sẽ được các màu ở cấp Tertiary là: Đỏ cam – Vàng cam – Vàng xanh – Xanh lơ – Xanh tím và Đỏ tím.

5/ Cái này giờ mới biết:

Không có “cái gọi là” màu đen, màu xám hay màu trắng vì màu trắng chỉ là sắc độ giảm tối đa của một trong 12 màu trên vòng tròn màu, màu xám và đen chính là sắc độ tăng tối đa của những màu trên (quá xá là đúng).

6/ Trình tự phối màu:

• Bước 1: Xác định rõ hiệu ứng màu sắc bạn muốn đạt được.(Hiệu ứng màu sẽ nói ở các phần sau của bài này)
• Bước 2: Chọn 1 màu chính đặc trưng cho chủ đề muốn thể hiện.
• Bước 3: Chọn 1 màu hỗ trợ cho màu chính. Để có thể tìm được màu hỗ trợ một cách nhanh chóng, bạn dùng 2 màu đối diện nhau trong vòng tròn màu căn bản.
Ví dụ: Màu đỏ được chọn là màu chính thì màu hỗ trợ cho nó là màu xanh lá cây. Tương tự như vậy ta có các cặp màu chính và màu hỗ trợ như sau:
Màu Gạch cua – Xanh ve chai.
Da cam – Xanh dương.
Nghệ – Chàm.
Vàng – Tím.
Vàng xanh – Đỏ tím…
Màu chính và màu hỗ trợ có tính năng làm tăng nét rực rỡ, linh động và giúp nhau nổi bật lên.

Nếu ta đặt cánh hoa vàng trên phông nền tím, hoa vàng sẽ rực rỡ hơn nhờ màu tím làm nền đệm. Nhưng nếu cũng với cách thức ấy, dùng nền màu trắng hay xanh lá thì cánh hoa vàng không nổi bật được.

Nếu đặt mảng màu đỏ tươi cạnh màu xanh lá cây thì cũng có hiệu ứng tương tự.
• Bước 4:
Từ màu chính và màu phối hợp chọn ra màu thứ ba hài hoà với 2 màu trước

Phần II: 7 sắc cầu vồng

Sắc độ hay tính chất của màu sắc gợi lên ít nhiều xúc động cho người xem. Người ta dùng nhiều từ khác nhau để mô tả đặc tính của màu sắc đơn và so sánh khi chúng phối hợp với nhau.
Tuy nhiên độ sáng và tối lại là điều cơ bản của việc tạo ra sắc độ. Nếu không có ánh sáng thì sẽ chẳng có màu sắc. Tất nhiên, ở trong bóng tối tất cả chỉ là màu đen. Ánh sáng mặt trời là chùm tia sáng có bước sóng khác nhau. Nếu ánh sáng mặt trời chiếu qua lăng kính thì sẽ tạo ra một dải màu. Trong thiên nhiên điều này được thể hiện qua cầu vồng 7 sắc.
Khi ánh sáng chiếu qua 1 vật, bề mặt của nó sẽ nhận bức xạ của bước sóng ánh sáng này và phản chiếu lại bức xạ của ánh sáng khác. Nếu mức hấp thụ bức xạ của các bước sóng đều nhau và mỗi thứ một chút thì chúng ta sẽ thấy vật ấy màu trắng. Ngược lại, nếu nó hấp thu toàn bộ bức xạ thì chúng ta sẽ thấy vật ấy màu đen.
Vậy màu sắc thấy được trên một sự vật là sự tổng hợp bức xạ ánh sáng mà bề mặt của nó phản chiếu.
Cùng một vật thể, nếu chụp hình ở dưới ánh sáng tự nhiên sẽ có sắc màu khác khi chụp dưới ánh sáng nhân tạo. Cũng vậy, khi soi một tờ in màu dưới ánh sáng tự nhiên thì màu sắc của hình ảnh sẽ khác khi soi tờ in dưới ánh sáng nhân tạo.

Màu sắc được phân thành 7 khái niệm:
 Màu nóng (Hot) /  Màu lạnh (Cold) / Màu mát (Cool) / Màu sáng (Light) /  Màu sậm (dark) /  Màu nhạt (Pale) / Màu tươi (Bright)

Màu nóng

  • Màu nóng là màu đỏ bão hoà trên vòng tròn màu, đó là màu đỏ cờ được pha bởi màu magenta và yellow.
  • Màu nóng tự nó phản chiếu và lôi cuốn sự chú ý. Vì vậy màu đỏ thường dùng trong thiết kế khi muốn gây sự chú ý.
  • Màu nóng có ảnh hưởng mạnh mẽ, làm tác động đến không gian chung quanh nó.
  • Sức lôi cuốn của màu nóng ảnh hưởng nhiều đến sự chú ý của con người, nó làm tăng huyết áp.

Màu lạnh

  • Màu lạnh là mầu thuần xanh biển. Nó toả sáng và tươi sáng hẳn lên.
  • Màu lạnh làm chúng ta thấy mát như đang gần một tảng đá hay trên tuyết.
  • Màu lạnh làm người xem có cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng.
  • Màu lạnh có tính đối lập với màu nóng.

Khi chuyển dần từ màu nóng sang màu lạnh, chúng ta có cảm giác như đang đứng bên lò lửa được chuyển sang cạnh một tảng băng, thật dễ chịu. 

Màu mát

  • Màu mát được tạo ra trên nền màu xanh.
  • Nó không giống như màu lạnh bởi vì được phối với màu vàng.
  • Một số dạng màu mát như : vàng xanh; xanh lá cây; lục lam…
  • Dạng màu xanh ngọc và xanh lá cây luôn có trong tự nhiên.
  • Màu mát làm chúng ta thấy nhẹ nhàng như đang trong mùa đâm chồi nẩy lộc của mùa xuân.
  • Màu mát luôn nhẹ nhàng, tươi mát và sâu lắng.
  • Màu mát giống như một thác nước làm dịu mắt người xem.

Màu sáng

  • Màu sáng là màu của thủy tinh, của cây tùng lam.
  • Màu sáng có tính nhẹ nhàng trong sáng.
  • Màu sáng được tạo ra từ màu đỏ pha với lục lam đi kèm với vàng nhạt.
  • Tuy nhiên sắc thái màu phải trong. Khi độ trong của màu tăng thì mức độ thay đổi sắc độ màu giảm.
  • Màu sáng làm chúng ta thấy tâm hồn trở nên thoải mái, thư thái và buông lỏng.
  • Màu sáng giống như màn cửa sổ hé ra để ánh nắng ban mai lùa vào phòng.

Màu sẫm

  • Màu sậm là màu chứa màu đen trong khi phối màu.
  • Màu sậm làm khoảng không gian như thu nhỏ lại và làm vật thể như nhỏ hơn.
  • Màu sậm làm tăng tính nghiêm trang, đứng đắn.

Thật vậy màu sậm ẩn khuất như khung cảnh của mùa thu và mùa đông ảm đạm.
Phối hợp giữa màu sáng và màu sậm sẽ gây nên một ấn tượng sâu sắc, mạnh mẽ. Nó tiêu biểu cho sự đối lập của tự nhiên, sự tương phản nhưng cần thiết giữa ngày và đêm.

Màu nhạt

  • Màu nhạt là màu tùng lam thật nhẹ.
  • Sắc màu nhợt nhạt, nó chứa ít nhất 65% màu trắng.
  • Màu nhạt tạo nên vẻ mềm mại, lãng mạn và lơ đãng.
  • Màu nhạt thường dùng như màu ngà, tùng lam sáng và hồng tối nhạt.
  • Màu nhạt tạo cho người xem một cảm giác như ngắm đám mây nhẹ trôi hoặc như nắng nhẹ ban mai hoặc êm đềm như một sáng mờ sương.

Màu nhạt là màu trang nhã nên thường được dùng trong trang trí nội thất.

Màu tươi

  • Màu tươi là tổng hợp tinh khiết của màu sắc.
  • Sự tươi thắm của màu sắc được tạo ra bằng cách bỏ qua thang xám và đen.
  • Trong màu tươi chứa các sắc màu xanh; đỏ; vàng và cam.
  • Màu tươi chói lọi và sặc sỡ, nó gây nên sự chú ý.
  • Một chiếc xe màu vàng tươi, một chùm bong bóng rực rỡ hoặc cái mũi tươi thắm của chú hề … là những sắc màu không bao giờ bị quên lãng.
  • Màu sắc tươi tạo ra nét phấn khởi, vui tươi luôn được ngành thời trang và quảng cáo sử dụng.

Phần III: 10 Nguyên tắc phối màu cơ bản

Màu sắc không đứng riêng lẻ một mình. Thật vậy, hiệu ứng của một màu phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
– Mức độ phản chiếu ánh sáng của nó.
– Màu sắc môi trường chung quanh.
Có 10 nguyên tắc phối màu cơ bản như sau:

1/ Phối màu không sắc (Achromatic)

Nguyên tắc này chỉ dùng màu đen, trắng và xám.

2/ Phối màu tương tự (Analogous)

Dùng 3 màu liền nhau trên vòng tròn màu và phối hợp thêm độ sáng tối.

3/ Phối màu chỏi (Clash)

Nguyên tắc này thường dùng các màu bên phải hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu.
Ví dụ: Màu bổ sung của màu đỏ là xanh lá. Như vậy màu chỏi là màu xanh dương nằm bên trái màu bổ sung.

4/ Phối màu bổ sung (Complementary)

Dùng các màu đối diện nhau trên vòng tròn màu.
Ví dụ: Vàng >< Tím. Xanh dương ><Cam.

5/ Phối màu đơn sắc (Monochromatic)

Dùng một màu chính kết hợp với những màu có sắc thái tương tự hoặc có độ bóng.

6/ Phối màu trung tính (Neutral)

Dùng một màu chính rồi phối với màu sáng hơn hoặc sậm hơn.

7/ Phối màu bổ sung từng phần (Split Complementary)

Dùng một màu chính và hai màu ở hai bên màu bổ sung.

8/ Phối màu căn bản (Primary)

Dùng ba màu chính căn bản Đỏ – Vàng – Xanh.

9/ Phối màu bổ sung cấp thứ hai (Secondary)

Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ hai.
Ví dụ: Xanh lá cây nhạt – Tím – Cam.

10/ Phối màu bổ sung cấp thứ ba (Tertiary)

Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ ba.
Ví dụ: Đỏ cam – Xanh tím và Vàng xanh. / Lục lam – Vàng cam – Đỏ tím.

Phần IV. Màu sắc trong phong thủy

Phong thuỷ là phương pháp, là nghệ thuật thiết kế và định vị theo tự nhiên của vũ trụ.
Một đời sống an lành phải đạt được sự cân bằng và hài hoà giữa âm và dương.
Một mẫu thiết kế, một bức tranh hoàn mỹ phải áp dụng luật cân bằng âm dương.
Vì vậy màu sắc cũng được phân loại thành màu Âm và màu Dương và nó cũng được vận dụng trong thuyết ngũ hành.
Các màu nóng như Đỏ – Cam – Vàng là màu Dương ( Trong vòng tròn màu cơ bản nó là các màu từ 01 đến 48)
Các màu lạnh như Xanh dương – Xanh lá cây là màu Âm ( Từ các màu 49 đến 96)

Trong bài I các bạn đã biết về 12 mức độ tương phản của màu sắc thế nhưng bạn sẽ khó trả lời vì sao chúng lại tương phản, đối chọi nhau một cách gay gắt ? Thuyết ngũ hành có thể giải thích được tất cả:

Kim =  Trắng > Mộc = Xanh lục. >Thuỷ = Đen. > Hoả = Đỏ. > Thổ = Vàng.

Bất cứ hành nào trong ngũ hành cũng đều tương quan với các hành khác theo quan hệtương sinh hay tương khắc.
Các hành tương sinh và có thể phối hợp với nhau là:
Thủy và Mộc = Đen và Xanh lục.
Mộc và Hoả = Xanh lục và Đỏ.
Hoả và Thổ = Đỏ và Vàng.
Thổ và Kim = Vàng và Trắng.
Kim và Thủy = Trắng và Đen.
Các hành tương khắc và không thể phối hợp là:
Thổ và Thuỷ = Vàng và Đen.
Thủy và Hoả = Đen và Đỏ.
Hoả và Kim = Đỏ và Trắng.
Kim và Mộc = Trắng và Xanh lục.
Mộc và Thổ = Xanh lục và Vàng.
Tương tự như vậy khi phối màu từ 02 màu trở lên người ta cũng áp dụng các nguyên tắc tương sinh và tương khắc.
Ví dụ: Phối hợp ba hành để có sự tương sinh là:
• Kim – Thuỷ – Mộc = Trắng – Đen – Xanh lục.
• Mộc – Hoả – Thổ = Xanh lục – Đỏ – Vàng.
• Thổ – Kim – Thủy = Vàng – Trắng – Đen …

Nguồn: RingID.vn


Có thể bạn quan tâm:

  • Nguyên lý màu sắc trong thiết kế
  • UX Designer và 5 bước cơ bản “must-do” trước khi thiết kế
  • 10 tips giúp Designer thiết kế logo chuyên nghiệp và hiệu quả

Bài viết nổi bật

Định vị bản thân trong thế giới Sáng tạo: Không ngừng vươn tới phiên bản nhẹ nhàng và thoải mái nhất

Tin Arena Post on Thứ Sáu, 17-03-2023
Talkshow “Be your best version in the Creative World” vừa diễn ra vào ngày 05/03 đã mang đến góc nhìn thực tế, đầy ý nghĩa về hành trình tìm kiếm phiên bản tuyệt vời nhất của bản thân trong lĩnh vực sáng tạo. Cùng Arena Multimedia điểm lại một số chi tiết đắt giá được bộ đôi diễn giả Quản Phương Thanh và Phạm Minh Hoàng mang đến buổi talkshow vừa rồi nhé!

Spring Trip 2023: Cùng Arenaites hóa thân thành dân miền Tây chính hiệu, “quậy banh” Cồn Phụng – Bến Tre

Tin Arena Post on Thứ Tư, 08-03-2023
Là một trong số những hoạt động ngoại khóa được mong chờ nhất năm đối với Arenaites, Spring Trip 2023: Cồn Phụng - Bến Tre đã mang lại cho các bạn học viên những khoảnh khắc cháy hết mình bên cạnh bạn bè, lưu lại những kỉ niệm không bao giờ quên.

Workshop Chơi chữ: Không gian cho những con chữ lên tiếng

Tin Arena Post on Thứ Ba, 28-02-2023
Vào ngày 20/02/2023 vừa qua, Workshop chuyên môn mang tên “Chơi chữ” của Arena Multimedia với sự góp mặt của diễn giả - họa sĩ Đỗ Hiệp đã diễn ra thành công tốt đẹp và mang đến nhiều góc nhìn mới mẻ, lôi cuốn về Typography cũng như mở ra những cơ hội đầy hấp dẫn trong tương lai cho các bạn trẻ đam mê sáng tạo với các con chữ trong nghệ thuật.

Xem thêm
Post on Thứ Tư, 29-03-2023

Vì sao khách hàng đánh giá thiếu chuẩn xác các sản phẩm thiết kế của bạn?

Việc nhận đánh giá thiếu chính xác về vai trò của thiết kế đồ họa nói chung, Designer nói riêng là hiện tượng không hiếm gặp trong lĩnh vực sáng...
Tin Multimedia
Post on Thứ Sáu, 24-03-2023

Thiết kế website ưu tiên cho di động và một số “mẹo” nhất định Designer phải biết

Tại sao thiết kế giao diện website ưu tiên cho di động lại quan trọng hơn tất thảy và làm thế nào để tạo thiết kế đúng cách? Hãy cùng...
Tin Multimedia
Post on Thứ Ba, 14-03-2023

9 xu hướng màu sắc thịnh hành cho một 2023 rực rỡ

Trong thiết kế, màu sắc là yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Và theo nhịp biến chuyển của thế giới từng năm, xu hướng màu sắc cũng...
Tin Multimedia
Post on Thứ Năm, 09-03-2023

7 phong cách thiết kế bìa sách đẹp cho một năm 2023 ngập tràn cảm hứng

Trước khi bàn đến nội dung bên trong có hấp dẫn hay không, một thiết kế bìa sách đẹp sẽ là yếu tố quan trọng thu hút người đọc đến...
Tin Multimedia
Post on Thứ Ba, 07-03-2023

Designer và câu chuyện bán thiết kế: Nền tảng nào xứng tầm công sức bạn?

Là một Designer đang ấp ủ mong muốn bán thiết kế online, việc lựa chọn trang web hoặc nền tảng phù hợp là bước đi quan trọng đầu tiên. Trong...
Tin Multimedia
Post on Chủ Nhật, 04-12-2022

Hợp tác trong thiết kế: Tất tần tật những điều cần bạn cần biết và lưu tâm

Các sản phẩm “thiết kế” thường mang đến cảm giác là một hành trình mang đậm màu sắc cá nhân, nhưng hẳn nhiên không phải dự án nào cũng có...
Tin Multimedia

TP.HCM

Nguyễn Đình Chiểu

212-214 Nguyễn Đình Chiểu, P. Võ Thị Sáu, Q. 3

Tel: 1800 1525

Email: [email protected]

Hồ Văn Huê

43R/12 Hồ Văn Huê, P. 9, Q. Phú Nhuận

Tel: 1800 6325

Email: [email protected]

Tân Bình

Số 6 Tân Kỳ Tân Quý (gần Etown), P.15, Q.Tân Bình

Tel: 1800 2074

Email: [email protected]

HÀ NỘI

Trúc Khê

80 Trúc Khê, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa

Tel: 1800 1542

Email: [email protected]

Phạm Văn Bạch

D29 Phạm Văn Bạch, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy

Tel: 1800 1542

Email: [email protected]

Trần Phú

110 Trần Phú, P. Mộ Lao, Q. Hà Đông

Tel: 1800 1542

Email: [email protected]

NHẬN ARENA YEARBOOK

DMCA.com Protection Status
© 2020, ARENA MULTIMEDIA
  • Arena Multimedia
  • Đăng ký học
  • Liên hệ
  • Sitemap
  • Arena Multimedia
  • Đăng ký học
  • Liên hệ
  • Sitemap