Ngay cả các team và doanh nghiệp tài năng nhất đôi khi cũng liên tục mắc phải những cái bẫy giống nhau khi giải quyết một vấn đề. Design thinking (thiết kế) không phải là “phá vỡ” các nguyên tắc để tạo nên ý tưởng, nó xây dựng nên một hệ thống ý tưởng hiệu quả. Các bạn theo đuổi thiết kế đồ họa rất cần trang bị cho mình những kiến thức nền tảng này nhé!
Một phương pháp thường được coi là design thinking là một giao thức giải quyết vấn đề đã được chứng minh và lặp đi lặp lại mà bất kỳ doanh nghiệp hoặc ngành nghề nào đều có thể sử dụng để đạt được những kết quả đáng kinh ngạc.
Hình ảnh của Allen Samuels vĩnh viễn rõ nét trong đầu tôi. Điều này làm tôi nhớ đến hồi học đại học. Với năng lượng đáng kinh ngạc và niềm đam mê không thể tiết chế như bao ngày của ông ấy, vị giáo sư thiết kế với một niềm đam mê sâu sắc này đang giải thích cho chúng tôi rằng tại sao quy trình thiết kế mà chúng tôi đang học là cực kì quan trọng. Mọi ngành nghề, ông gợi ý tòa án, y học, luật, khiêu vũ hoặc chính trị đều có thể đạt được lợi ích bằng việc sử dụng design thinking và đạt được kết quả tốt hơn. Mặc dù tất cả chúng tôi đều đã nghe và tin những gì ông nói, thực sự phải mất môt đều nghe và tin những gì ông thời gian rất dài mới thấy được giá trị tiềm tàng của những điều đó và tìm ra một điểm tựa trong môi trường kinh doanh sẵn sàng chấp nhận giả thuyết của ông.
Mặc dù design (thiết kế) thường được mô tả như một đối tượng hoặc kết quả cuối cùng, thiết kế trong hình thái hiệu quả nhất của nó là một quy trình, một hành động, một động từ chứ không phải danh từ. Một giao thức giải quyết vấn đề và khám phá những cơ hội mới. Các kĩ thuật và công cụ không giống nhau và hiệu quả của chúng vẫn còn đang tranh cãi nhưng cốt lõi của quá trình thì không hề thay đổi. Phải mất nhiều năm trời làm việc vất vả với Design để đạt được phong cách, phong độ cao mới mang lại cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ về sự thực đơn giản về design thinking. Rằng nó là một công cụ mạnh mẽ nhất và khi được sử dụng có hiệu quả, có thể trở thành nền tảng định hướng thương hiệu và việc kinh doanh tiến triển.
Về cơ bản Design thinking bao gồm 4 yếu tố chính.
1. Xác định vấn đề thiết kế
Nghe có vẻ đơn giản nhưng làm được đúng có thể là điều quan trọng nhất trong 4 bước. Nói theo một cách khác thì đó là xác định đúng vấn đề cần giải quyết. Design thinking yêu cầu team hoặc doanh nghiệp phải luôn đặt câu hỏi về bản chỉ dẫn (brief), về vấn đề cần được giải quyết. Để tham gia vào việc định nghĩa và chỉnh lí lại cơ hội trước khi bắt tay vào sáng tạo và thực hiện. Sự tham gia thường liên quan việc kiểm tra chéo triền miên và rất dữ dội các bộ lọc được sử dụng trong việc xác định vấn đề.
Trong design thinking (thiết kế), việc quan sát (observation) đóng vai trò trung tâm. Quan sát có thể phân biệt được những gì mọi người thực sự làm trái ngược hoàn toàn với những gì họ nói rằng mình làm. Ra khỏi 4 bức tường và hòa mình vào quá trình, sản phẩm, trải nghiệm mua hàng hoặc thậm chí một phòng mổ là một điều căn bản. Không có cuộc sống của ai từng được thay đổi chỉ bởi một bài thuyết trình Powerpoint.
Design thinking (thiết kế) trong việc định nghĩa vấn đề cũng yêu cầu sự thấu hiểu chéo về chức năng đối với mỗi vấn đề theo các quan điểm khác nhau cũng như cần đặt câu hỏi liên tục và không ngừng nghỉ như một đứa trẻ: Tại sao? Tại sao? Tại sao? Cho đến khi cuối cùng những câu trả lời đơn giản đằng sau bạn và những vấn đề thực sự được phơi bày. Cuối cùng, xác định vấn đề thông qua design thinking (thiết kế) yêu cầu việc ngừng phán xét khi định nghĩa vấn đề. Những gì chúng ta nói có thể rất khác với những gì chúng ta nghĩ. Những từ ngữ chính xác là vô cùng quan trọng. Tư duy thiết kế – Nó không phải là “thiết kế một cái ghế, nó là “sáng tạo ra một cách thức để thay đổi một con người”. Mục tiêu của bước định nghĩa là để nhắm được đúng vấn đề cần giải quyết, và sau đó lên khung cho vấn đề bằng cách đưa ra các giải pháp sang tạo.
Câu hỏi: Để bắt vít cho một bóng đền cần đến bao nhiêu nhà thiết kế? Trả lời: Tại sao lại là một bóng đèn?
2. Sáng tạo và xem xét nhiều lựa chọn khi thiết kế
Ngay cả các team và doanh nghiệp tài năng nhất đôi khi cũng liên tục mắc phải những cái bẫy giống nhau khi giải quyết một vấn đề. Đặc biệt là khi đã có những kết quả tốt trước đó và thời gian cho lần này lại ngắn. Design thinking (thiết kế) yêu cầu không quan trọng giải pháp hiển nhiên đến thế nào, luôn phải có nhiều giải pháp được đưa ra để cân nhắc và được đưa ra theo cách cho phép chúng được đánh giá công bằng như những lựa chọn khả thi. Nhìn nhận vấn đề từ nhiều hơn chỉ một quan điểm luôn luôn mang lại các kết quả phong phú hơn.
Rất nhiều lần chúng ta không nhận thức được các bộ lọc có thể trở thành gánh nặng khi chúng ta đưa ra các phương án cho vấn đề. Trong bước này các cơ hội xuất hiện. Bí quyết là nhìn ra được các cơ hội từ chúng. Việc teamwork và đưa ra nhiều quan điểm là vô cùng quan trọng. Design thinking (thiết kế) cho rằng các câu trả lời tốt hơn sẽ đến khi 5 người cùng làm việc về vấn đề trong 1 ngày hơn là 1 người làm trong 5 ngày. Các designer có lợi thế trong việc sử dụng các công cụ không gian 2D và 3D để biểu thị các giải pháp và sáng kiến mới – các công cụ hầu như luôn luôn hiệu quả hơn hẳn từ ngữ trong việc biểu thị ý nghĩa.
3. Sàng lọc các hướng đã lựa chọn
Một số những kết quả đầy hứa hẹn cần phải được nắm bắt và nuôi dưỡng. Việc trao một cơ hội phát triển để bảo vệ chúng khỏi những kẻ giết ý tưởng (idea-killers) được hình thành từ các kinh nghiệm đi trước. Ngay cả những ý tưởng mạnh mẽ nhất cũng có thể cực kì mỏng manh trong thời kỳ trứng nước. Design thinking (thiết kế) cho phép tiềm năng của chúng được nhận diện bằng cách tạo ra một môi trường thuận lợi để phát triển và thử nghiệm, và mắc sai lầm để cho ra những kế quả bình thường. Trong giai đoạn này rất nhiều lựa chọn cần được kết hợp và những ý tưởng nhỏ được thống nhất với các chiến lược đã được chọn và khiến chúng trở nên ăn khớp.
4. Lặp lại (có thể có hoặc không)
Design thinking có thể yêu cầu lặp lại bước 2 và bước 3 cho đến khi các câu trả lời đúng xuất hiện.
5. Chọn kẻ chiến thắng, thực hiện
Đến thời điểm này đã trải qua đủ các con đường để đảm bảo sự thành công. Đã đến thời gian chuyển các nguồn lực để đạt được những mục tiêu ban đầu. Sản phẩm phụ của quá trình này thường là những ý tưởng và chiến lược độc đáo tiệm cận với những mục tiêu ban đầu được đề ra. Nguyên mẫu của các giải pháp được tạo ra một cách nghiêm túc, và việc thử nghiệm càng trở nên quan trọng và dữ dội hơn. Vào cuối giai đoạn 4 vấn đề được giải quyết hoặc cơ hội được phát hiện đầy đủ.
Trong khi đó càng về cuối, đã có khá nhiều cuộc thảo luận rằng Design thinking là gì và doanh nghiệp có thể tận dụng nó như thế nào, như đã nêu ra trong phần giới thiệu của bài viết này, đó không phải là một ý tưởng mới hoặc chưa được kiểm chứng.
Theo Wikipedia: Herbert Simon, trong nghiên cứu “Khoa học nhân tạo” (MIT Press, 1969) đã định nghĩa “thiết kế” (design) là “sự chuyển đổi các điều kiện hiện có thành những điều kiện khác được ưu tiên hơn” (trang 55). Design thinking theo đó luôn luôn dẫn đến một tương lại được cải thiện. Không giống như tư duy phản biện (critical thinking), là một quá trình phân tích và được kết hợp với sự chia nhỏ các ý tưởng, design thinking (thiết kế) là một quá trình sáng tạo được thiết lập xung quanh việc “xây” lên những ý tưởng. Không có bất cứ sự phán xét nào trong design thinking (thiết kế). Điều này giúp loại bỏ nỗi sợ thất bại và khuyến khích tối đa đầu vào và sự tham gia. Các ý tưởng điên rồ được chào đón, bởi vì chúng thường mang đến những giải pháp sáng tạo nhất. Tất cả mọi người đều là designer, và design thinking (thiết kế) là một cách để ứng dụng các phương pháp thiết kế cho bất kỳ tình huống nào của cuộc sống.
Simon tiếp tục mô tả một quá trình 7 bước: Xác định, nghiên cứu, tưởng tượng, nguyên mẫu, Chọn, Thực hiện, rút ra bài học.
Cho dù phương thức được trình bày trong một quá trình 7, 4 hay thậm chí 3 bước, quan sát – định hình – xây dựng, tất cả đều xuất phát từ cùng một nơi mà một phương pháp đã được chứng minh luôn luôn phân phối, và không quan trọng cơ hội hay vấn đề nào được đưa ra đầu cuối của quá trình.
Kết quả cuối cùng của giao thức đơn giản nhưng hiệu quả cao này có thể trở thành một cái bẫy lớn hơn, một bản giao hưởng hay một dịch vụ giặt khô. Được bao hàm trong design thinking (thiết kế) là một cái nhìn khách quan và sự kết hợp giữa rủi ro và những ý tưởng mới.
Nghĩa là, phác thảo trên đây là một cấu trúc và trong khi nó có thể có vẻ không trực quan, cấu trúc có thể là một trong những yếu tố quan trọng để tăng cường sự sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề. Huyền thoại thiết kế Charles Eames đã từng nói: “Thiết kế phụ thuộc lớn vào những khó khăn.”. Điều này rất đúng, đôi khi bạn cần phải vẽ ra một cái hộp để biết thoát ra như thế nào. Sau đó, cách thức mà các lựa chọn được xem xét, các ý tưởng được chọn lọc và các quyết định được thực hiện chính là chìa khóa.
Design thinking (thiết kế) mô tả một quá trình có thể lặp lại sử dụng những kĩ thuật sáng tạo và có một không hai để mang lại những kết quả được đảm bảo – thường các kết quả đều vượt quá kì vọng ban đầu. Các kết quả phi thường đi tắt đón đầu những kì vọng. Điều đó giải thích tại sao nó là một phương pháp hấp dẫn, năng động và quan trọng cho các doanh nghiệp ngày nay áp dụng.
Cảm ơn Giáo sư Allen.
Theo Fastcompany
Tìm hiểu thêm về các tin tức khác về Multimedia truy cập tại đây!