Xu hướng font chữ mỗi năm lại không ngừng thay đổi nhằm theo kịp và đáp ứng được thị hiếu. Bài viết này tổng hợp 50 font chữ tuyệt vời hứa hẹn sẽ trở nên phổ biến trong năm 2024 Designer không nên bỏ lỡ.
Font chữ là một thành tố quan trọng trong quá trình thiết kế bất kì ấn phẩm hoàn chỉnh nào. Một font chữ phù hợp và thu hút có khả năng nâng tầm sản phẩm của bạn. Hiện nay, có vô vàn các font chữ khác nhau được tạo ra để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị hiếu.
Để giúp bạn cập nhật xu hướng cũng như dễ dàng tìm kiếm kiểu chữ phù hợp cho dự án của mình, trong bài viết này, Arena Multimedia sẽ mang đến cho bạn list 50 font chữ hiện đại và thời thượng, hứa hẹn sẽ được các Designer ưa chuộng năm 2024!
Font chữ không chân (Sans Serif)
1. Neue Montreal của Pangram Pangram
Được thiết kế bởi Mat Desjardins, Neue Montreal là một font chữ Grotesque đa năng mang tinh thần của một font chữ Display (font chữ hiển thị). Do được lấy cảm hứng từ cảnh vật tại Montreal, font chữ này đã được rất nhiều thương hiệu địa phương ưu ái đón nhận. Đặc biệt, đội bóng thành phố Montreal đã sử dụng font chữ này trong quá trình tái định vị thương hiệu gần đây.
Neue Montreal có 14 trọng lượng gồm bảy chữ đứng và bảy chữ nghiêng. Bên cạnh đó, bộ font này có cả chức năng điều chỉnh khoảng cách giữa các ký tự gần nhau hơn và chức năng hỗ trợ cho hệ thống chữ viết sử dụng cho nhiều ngôn ngữ ở lục địa Á-Âu (Cyrillic).
Nguồn ảnh: Behance
2. Aktiv Grotesk của Dalton Maag
Aktiv Grotesk là kiểu chữ Grotesque Sans được mô tả như một “sát thủ “diệt” Helvetica”. Bộ font đi kèm với kiểu chữ Weight, Width và Italic, hỗ trợ mười hệ thống viết toàn cầu và sở hữu một bộ biểu tượng vô cùng phong phú. Được hoàn thiện bởi công sức của 16 nhà thiết kế chữ có kinh nghiệm, font chữ này được coi là một “cường quốc” của tính linh hoạt và đa dạng chức năng.
Nguồn ảnh: Behance
3. Degular của OhNo Type
Trong khi hầu hết các font chữ trong danh sách đều có đặc điểm thu hút sự chú ý, font chữ Degular lại muốn “hòa tan” vào background với tinh thần của một cỗ máy tạo nhiễu trắng mang phong cách Nhật Bản. Được thiết kế bởi James Edmondson, Degular gồm có bảy trọng lượng, ba kích thước với hai dạng chữ La-tinh và in nghiêng.
Nguồn ảnh: Pinterest
4. Case của Fontwerk
Kiểu chữ Neo-Grotesque này là một lựa chọn mới mẻ thay thế cho các kiểu chữ cổ điển có phần “cũ kỹ”. Các nhà thiết kế chữ Erik Spiekermann, Anja Meiners và Ralph du Carrois đã phân tích lại nó từ đầu và dựa vào đó để phát triển thêm, giúp nó trở nên linh hoạt hơn khi ứng dụng trong các dự án branding phức tạp, đồng thời tăng gấp đôi số lượng font và ký tự.
Nguồn ảnh: Fontweck
5. Circular của Lineto
LL Circular mang đến một cái nhìn mới mẻ về thể loại Grotesque hình học. Nó kết hợp nhuần nhuyễn sự thuần khiết với sự ấm áp. Đồng thời, nó tạo ra sự cân bằng giữa chức năng, sự chặt chẽ về mặt khái niệm, tay nghề và phong cách riêng. Với đặc tính riêng biệt và sức hấp dẫn gần như đối với tất cả mọi người, font chữ tuyệt vời này đi kèm với tám trọng lượng và là sự lựa chọn lí tưởng cho ngữ cảnh biên tập, quảng cáo hoặc branding. Nó đặc biệt phù hợp cho tiêu đề hoặc phần nội dung chính.
Nguồn ảnh: Typographica
6. Roobert của Displaay
Font chữ Roobert ban đầu được Displaay và Anymade Studio phối hợp thiết kế nhằm tạo ra một kiểu chữ độc quyền dành riêng cho Moogfest 2017 – một lễ hội âm nhạc và công nghệ tại Bắc Carolina tôn vinh kỹ sư Robert Moog. Phông chữ sans-serif hình học này được lấy cảm hứng từ biểu tượng Moog.
Nguồn ảnh: Creativeboom
7. Strawford của Atipo Foundry
Strawford là một kiểu chữ Sans Neo-geometric với độ tương phản thấp, chiều rộng cân đối và chiều cao cơ bản của một dòng chữ thấp. Tất thảy tạo nên một diện mạo đơn giản và gọn gàng. Bộ chữ này gồm bảy độ dày khác nhau cùng với kiểu chữ in nghiêng.
Đặc trưng của Strawford chính là rất dễ nhận biết và dễ đọc. Với đặc tính như vậy, Strawford trở thành một lựa chọn rất phù hợp cho thiết kế UI/UX, thiết kế ứng dụng, xây dựng thương hiệu, tạo logo, quảng cáo hoặc thiết kế bao bì sản phẩm.
Nguồn ảnh: Atipo Foundry
8. Agrandir của Pangram Pangram
Kiểu chữ sans-serif đương đại này được “sinh ra” với vai trò như một một phương pháp đối trọng với các font chữ hiện đại trung tính. Không căn chỉnh, kỳ quặc và vui nhộn, bộ font này bao gồm 74 font (bảy trọng lượng, năm độ rộng, in nghiêng và bốn kiểu văn bản). Ngoài ra, nó còn có một font có thể biến đổi ba trục.
Nguồn ảnh: Befonts
9. Sonic của F37 Foundry
F37 Sonic là một kiểu chữ sans serif hình học thú vị. Nó sắc nét, ấn tượng và dễ dàng thu hút sự chú ý. Hình dáng tròn của nó bắt nguồn từ các khoảng trống nằm trong một kí tự của các dạng chữ chứ không phải bên ngoài – điều vốn phổ biến hơn. Điều này tạo ra một cấu trúc đặc biệt trên trang với sự đối lập của các chữ cái hẹp, thẳng (như n, t và f) và các chữ cái chéo, tròn rộng (như o, a và v).
Nguồn ảnh: F37 Foundry
10. Noi Grotesk của Fiexen Fonts
Được thiết kế bởi Robin Eberwein và Felix Pfäffli, Noi Grotesk là một kiểu chữ sans-serif hiện đại mang đến một cảm giác vui tươi. Bộ chữ này bao gồm 16 font với tám trọng lượng và một trong hai phiên bản font có thể biến đổi. Đặc biệt, nó được tối ưu hóa cho cả in ấn và website.
Nguồn ảnh: Proof&Co.
11. At Haüss của Arillatype Studio
At Haüss là một sự tái hiện đương đại của các font chữ neo-grotesque giữa thế kỷ 20. Sự kết hợp này tạo ra một kiểu chữ thuần khiết và thanh lịch với cấu trúc chắc chắn và cân đối. Nó bao gồm 20 kiểu dáng, bắt đầu với trọng lượng Air tinh tế, đi qua Retina được tối ưu hóa cho màn hình có mật độ cao và cuối cùng đến với Super mạnh mẽ. Nó cũng sở hữu dạng một font biến đổi với hai trục: Trọng lượng [Air–Super] và Nghiêng [0°–10°].
Nguồn ảnh: Arillatype.Studio®
12. Gustavo của Lift Type
Được thiết kế bởi Romain Oudin năm 2018, Gustavo là một kiểu chữ sans-serif hình học, gây ấn tượng với đặc điểm rộng theo chiều ngang. Đây cũng là một kiểu chữ vừa cổ điển lại vừa cá tính. Hệ thống kiểu chữ đầy đủ của Gustavo bao gồm năm trọng lượng, một phiên bản nghiêng và một bộ biểu tượng đa dạng.
Nguồn ảnh: Lift Type
13. Ritma của British Standard Type
Ritma là một kiểu chữ sans-serif humanist đương đại. Bộ font kết hợp chiều rộng của kiểu chữ humanist, chiều cao cơ bản của một dòng chữ cân đối và hình dáng rộng một cách tinh tế và hiện đại. Đặc biệt, bộ font này rất thực tế, nhiều chức năng biểu cảm và có nhiều bộ ký tự phong cách, bao gồm cả các ký tự trong sách giáo khoa và các tính năng OpenType.
Nguồn ảnh: British Standard Type
14. Dwight của Lift Type
Dwight là một kiểu chữ sans-serif hình học có phần cứng nhắc nhưng cũng rất độc đáo. Với dấu chấm câu tròn rõ ràng, gợi nhớ đến những tờ giấy đục lỗ, bộ font là một lựa chọn tuyệt vời cho văn bản và tiêu đề. Hệ thống kiểu chữ đầy đủ của Dwight có sẵn bảy trọng lượng, bao gồm phiên bản nghiêng, một bộ ký tự liên kết, một số ký tự thay thế và một loạt các biểu tượng.
Nguồn ảnh: X.com
15. Lay Grotesk của Colophon
Lay Grotesk là kiểu chữ sans-serif đương đại tái hiện kiểu dáng của các font cổ điển như Helvetica, Neue Haas Grotesk và Folio. Font chữ này được thiết kế theo phong cách trung lập kiểu Thụy Sĩ nhưng “làm dịu đi” sự cứng nhắc của chúng. Tất thảy tạo nên một sự đối lập rõ ràng hơn và làm mềm mại các hình khối, khiến cho kiểu chữ trở nên thanh lịch đồng thời không kiểu cách, rườm rà.
Nguồn ảnh: FFonts
Xem thêm: Tổng hợp 50 font chữ hiện đại và thời thượng cho Designer năm 2024 (Phần 2)
Nguồn: Creativeboom
Anh Thư
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. – Kỳ 1: Graphic Design – Thiết kế đồ họa – Kỳ 2: Digital Product Design – Thiết kế sản phẩm kỹ thuật số – Kỳ 3: Digital Filmmaking – Làm phim kỹ thuật số – Kỳ 4: 3D Game Design – Thiết kế Game 3D – Kỳ 5: 3D Animation – Hoạt hình 3D Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học: https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |